2. Mục tiêu của đề tài
3.2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
a, Đối với mẫu cỏ
Mẫu thực vật thu đƣợc đem về xác định tên cây theo khóa phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005) [3], Lê Khả Kế (1969, 1975) [25], Phạm Hoàng Hộ (1993) [21] và một số tài liệu liên quan đến phân loại thực vật.
Xác định dạng sống: Chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2004) [13].
Mang mẫu đi phân tích ngay.
* Nghiên cứu năng suất: Theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2006),
chúng tôi cắt phần cỏ tại mỗi ô thực nghiệm. Mẫu mang về phòng thí nghiệm khoa Sinh – ĐHSP Thái Nguyên đƣợc phân thành phần thân và phần lá, sau đó mang đi cân và sấy khô.
* Đánh giá chất lượng cỏ trồng
Phƣơng pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu ở bốn ô thí nghiệm. Mẫu đƣợc ghi chép đầy đủ thông tin nhƣ: Họ và tên ngƣời lấy mẫu, tên mẫu, ngày lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu.
Phân tích các mẫu với các chỉ tiêu nhƣ sau: Hàm lƣợng nƣớc, vật chất khô, hàm lƣợng protein, đƣờng, xơ tổng số, lipit. Các mẫu đƣợc phân tích tại Viện Khoa học Sự sống – Đại học Thái Nguyên.
* Xác định hàm lượng nước trong cỏ
Hàm lƣợng nƣớc (%) là tỉ lệ phần trăm lƣợng nƣớc mất đi (khi sấy mẫu ở 1030
C đến khi khối lƣợng mẫu không đổi) và lƣợng mẫu đem thử (TCVN 43.26 - 86) [30].
* Phương pháp phân tích hàm lượng chất khô
Chất khô (%) =100% - Hàm lƣợng nƣớc (%).
* Phương pháp phân tích hàm lượng Protein thô
Hàm lƣợng protein thô đƣợc xác định theo phƣơng pháp Lowry 8,10.
* Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ
Chất xơ đƣợc xác định theo phƣơng pháp Hennerberg –Stohmann.
* Phương pháp xác định hàm lượng đường
Hàm lƣợng đƣờng tan đƣợc xác định theo phƣơng pháp vi phân tích đƣợc mô tả trong tài liệu của Phạm Thị Trân Châu và Cộng sự [16].
* Xác định hàm lượng Lipit tổng số theo phương pháp Soxhlet
b, Đối với mẫu đất
Ở điểm nghiên cứu, chúng tôi lấy đất ở các vị trí khác nhau, sao cho nó phản ánh đƣợc môi trƣờng, tại mô hình thực nghiệm. Mẫu đất đƣợc lấy theo tầng ở độ sâu; 0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm, sau đó các mẫu đất ở cùng tầng của mô hình đƣợc trộn chung với nhau và đem phân tích theo tầng tại
phòng phân tích đất – khoa trồng trọt – Đại Học Nông Lâm – ĐHTN bằng các phƣơng pháp sau:
* Xác định độ ẩm
Cân 10 gam mẫu đất trên cân độ ẩm kett, bật đèn hồng ngoại, sấy mẫu đến trọng lƣợng không đổi, đọc số đo độ ẩm trên cân.
* Xác định độ PH
Cân 30 gam mẫu đất cho vào cốc nhựa 120 ml, thêm 60 ml nƣớc cất, đậy nắp cốc lại, đƣa lên mấy lắc trong 10 phút, sau đó đo bằng máy đo PH (PACH của Mỹ).
* Xác định hàm lượng mùn (OM%) theo phương pháp Tiurin
Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25 mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 (0,4 N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngƣng lạnh. Sau đó đặt nồi trong bình parafin, đun sôi dung dịch trong 5 phút ở nhiệt độ 170 – 1800c trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn mầu xanh. Để nguội dunh dịch rồi đổ vào bình tam giác dùng nƣớc cất để tráng bình, phễu từ 2 – 3 lần và đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt chit thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lƣợng Kali bicromat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết quả.
* Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldah
Cân 1g đất + 5ml H2O để ƣớt mẫu + 5 ml H2SO4 đặc, đun trên bếp điện cho thoát khói trắng xanh nhấc xuống để nguội cho vào 3 giọt HClO4 và đun cho trắng màu. Đem mẫu đã đƣợc công phá chƣng cất bằng Kjeldah, thời gian từ 20 – 25 phút thu đƣợc dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,02 N từ tím đỏ sang màu lục tính kết quả.
* Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5 %)
Hút 5 ml dung tích mẫu sau khi công phá, chỉnh đến PH = 7 + dung dịch NaOH 10 %, sau đó thêm 10 ml H2SO4 (5N) thêm 1,25 ml dung dịch Amoni molipdat 20 % và 3 ml dung dịch axit ascorbic 1 M đun cách thủy trên bếp khi cƣờng độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50 ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc đƣợc là % P2O5.
* Xác định hàm lượng Kali tổng số (% K2O) theo phương pháp quang phổ
phát xạ
Nguyên tắc của phƣơng pháp này là thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra dƣới tác dụng ngon lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy quang phổ nhiễm xạ thu đƣợc phổ bức xạ. Cƣờng độ vạch phổ tỉ lệ với nồng độ nguyên tố Kali trong mẫu. Đo cƣờng độ vạch phổ ta tính đƣợc nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8 - 3. Độ nhạy vạch K là 0,01%.