8. Cấu trúc đề tài
3.3.2. Xây dựng hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn các trường
công lập thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá nhà trường
3.3.2.1. Mục tiêu
Xuất phát từ thực tiễn của sự nhận thức và sự quan tâm còn hạn chế đến kiểm định chất lượng giáo dục, việc xây dựng hệ thống quy định và hướng dẫn các trường THPT công lập thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục là một cách tiếp cận tốt nhất nhằm nhanh chóng định hình và khẳng định vị trí của công tác này, đảm bảo một sự phát triển bền vững trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời giúp các nhà giáo, nhà quản lý và các đối tượng có liên quan nhanh chóng hiểu một cách thống nhất các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ kiểm định chất lượng giáo dục, góp phần nhanh chóng nâng cao nhận thức, tạo mối quan tâm và tăng cường năng lực chuyên môn về kiểm định chất lượng giáo dục nói chung.
3.3.2.2. Nội dung, cách thực hiện
Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình bám sát các công văn chỉ thị của nhà nước và của toàn ngành để kịp thời thông báo đến các trường THPT công lập yêu cầu trong công tác kiểm định.
Tùy thuộc vào yêu cầu của công tác kiểm định trong giai đoạn mới, tùy thuộc điều kiện của từng địa phương, từng trường mà Sở có công văn hướng dẫn cụ thể gửi đến các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh.
Sở GD&ĐT lựa chọn cán bộ để lập ra các tổ chuyên môn chuyên trách về kiểm định chất lượng. Tổ chuyên môn này có nhiệm vụ tiếp nhận, nghiên cứu các văn bản pháp luật của các ban ngành cấp trên liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiến hành rà soát thực trạng cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh, mức độ đáp ứng các yêu cầu của công tác kiểm định.
Xây dựng các văn bản hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể, các bước tiến hành đối với từng đối tượng trường cụ thể. Đặc biệt là văn bản hướng dẫn cách thiết lập minh chứng, quy định về minh chứng cho từng tiêu chuẩn, tiêu chí, văn bản hướng dẫn đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.
Sở GD&ĐT gửi công văn hướng dẫn đến các trường THPT công lập trên địa bàn, có thể kèm theo văn bản hướng dẫn chi tiết riêng phù hợp với điều kiện của huyện về thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Các trường có trách nhiệm cử cán bộ quản lý đến các hội nghị tổ chức hội thảo tập trung nhằm hướng dẫn thực thi các văn bản hướng dẫn; có trách nhiệm tổ chức thanh kiểm tra và đánh giá việc thực thi ở các trường.
Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn các trường viết báo cáo tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, đồng thời kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường một cách thường xuyên theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng nhằm hình thành văn hóa chất lượng.
Sở và phòng chức năng có kế hoạch cụ thể cho hoạt động kiểm định chất lượng các trường THPT công lập trên địa bàn, kế hoạch đó phải được công khai tới từng đơn vị để tổ chức thực hiện, đồng thời cũng có những chế tài xử lý đối với những đơn vị không thực hiện theo kế hoạch.
Sở có hoạt động tư vấn hướng dẫn giúp các trường thực hiện khắc phục những khuyến cáo do đoàn đánh giá ngoài đưa ra nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn các trường cách thiết lập minh chứng cho hoạt động kiểm định và cách thức thu thập minh chứng, lưu giữ minh chứng theo hồ sơ minh chứng.
Hướng dẫn các trường huy động nguồn lực thực hiện tự đánh giá và tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện
Cán bộ phụ trách khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của Sở Giáo dục phải nắm vững những quy định về kiểm định chất lượng trường phổ thông.
Hệ thống các văn bản ban hành phải phù hợp với thực tế của các trường THPT công lập trên địa bàn, có hiệu lực và hiệu quả.
Quy chế, chế tài xử lý của Sở Giáo dục và của Phòng Khảo thí & Quản lý chất lượng giáo dục phải nghiêm minh.
3.3.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục THPT
3.3.3.1. Mục tiêu
Chất lượng và hiệu quả của hoạt động KĐCLGD phụ thuộc một phần vào năng lực của cán bộ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động KĐCLGD phát triển.
3.3.3.2. Nội dung, cách thực hiện
Nội dung đào tạo bồi dưỡng CBQL và giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục cần tập trung vào các nội dung sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về tầm quan trọng của kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, mục đích của KĐCL, nội dung kiểm định, quy trình kiểm định và vai trò trách nhiệm của nhà trường và cá nhân trong quá trình tham gia KĐCLGD.
Bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng, những công cụ cần thiết để đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng giáo dục THPT.
Bồi dưỡng kỹ năng giám sát, kiểm tra, đánh giá trong kiểm định, kĩ năng thu thông tin và phân tích báo cáo tự đánh giá, kĩ năng thu thập minh chứng và phân tích minh chứng trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục THPT.
Bồi dưỡng năng lực tư vấn, giúp đỡ nhà trường cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, kĩ năng trình bày bản báo cáo tự đánh giá phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức và đề xuất hướng khắc phục.
Bồi dưỡng các kĩ năng xây dựng công cụ để kiểm tra, giám sát các nội dung, tiêu chí cần đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cần phải phối hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định chất lượng giáo dục theo các hình thức khác: cử CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình học tập, bồi dưỡng các chuyên đề về kiểm định, tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm kiểm định giữa các trường tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo về công tác quản lý để CBQL có điều kiện nghiên cứu, trao đổi, học tập.
Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên gia làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại đại học quốc gia Hà Nội theo các khóa đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ quản lý và giáo viên.
Mời các chuyên gia và báo cáo viên giỏi về đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục về địa phương để tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBQL và giáo viên làm công tác kiểm định.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn kinh phí, về con người và phương tiện, thiết bị dành cho đào tạo bồi dưỡng.
Kế hoạch sau khi đã phê duyệt, được công khai đến các phòng ban và các trường để chủ động sắp xếp công việc, thời gian, nhân sự đi đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch: Đến cuối năm 2015 có 100% cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở các Sở, Phòng GD&ĐT và ở các trường được bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định; số CBQL hiện có đã học cách đây 5 năm cần được cử đi học vòng 2 để cập nhập kiến thức mới.
Xác định nguồn kinh phí và các điều kiện khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như tài liệu bồi dưỡng, các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.
Hàng năm, Sở GD&ĐT lập kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; có biện pháp tham mưu với UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho công tác này, đầu năm giao chỉ tiêu ngân sách cho các trường THPT công lập cần quy định rõ số kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng từ CBQL đến giáo viên làm tốt công tác tự đánh giá của nhà trường, coi hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tự đánh giá là một hoạt động thường niên, rèn luyện thói quen, kĩ năng tự đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên THPT.
Các trường cần thực hiện tốt quy trình từ việc cử CBQL đi đào tạo, bồi dưỡng đến việc tổ chức học tập, bồi dưỡng tại trường và việc tự học, tự bồi dưỡng về kiểm định chất lượng giáo dục.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoặc kiểm tra định kỳ về đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ở cơ sở. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và ra các Quyết định điều chỉnh cần thiết để thực hiện có hiệu quả hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập đoàn cán bộ đánh giá ngoài theo hướng dẫn thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT. Các thành viên của đoàn cần có các tiêu chuẩn sau: có kiến thức phù hợp về giáo dục Việt Nam; có năng lực chuyên môn; hiểu biết rõ về các phát triển mới nhất trong các lĩnh vực chuyên môn và khoa học liên quan; thông thạo việc giảng dạy, đánh giá và kiểm tra; có năng lực kiểm định và đánh giá. Đoàn cán bộ này có chức năng đánh giá ngoài các trường theo thông tư hướng dẫn ở giai đoạn trước mắt. Đồng thời, các thành viên trong đoàn được cử đi học tập chuyên sâu, có trách nhiệm nghiên cứu các mô hình đánh giá ngoài ở các nước tiên tiến, lập kế hoạch và đề xuất với lãnh đạo cấp trên cho áp dụng thử nghiệm tại môt số trường trên địa bàn.
Sở GD&ĐT có văn bản lập ban chuyên môn về kiểm định chất lượng, phụ trách việc đánh giá ngoài các trường THPT; đề nghị các cơ sở giáo dục lên danh sách cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ về đánh giá ngoài.
Sở GD&ĐT bám sát các nghị quyết của cấp trên về việc xây dựng các tổ chức kiểm định giáo dục độc lập trong tỉnh, từ đó kịp thời có các ý kiến tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh và cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ trong quá trình xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Sở GD&ĐT và Phòng Khảo thí & QLCLGD cần chủ động và có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm.
Kế hoạch bồi dưỡng cần xác định rõ những nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng.
Cần có nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ về KĐCL giáo dục phổ thông.
Cán bộ được cử đi bồi dưỡng phải tự giác bồi dưỡng, nhiệt tình, tích cực trong bồi dưỡng.