Vai trò của Phòng chức năng trong quản lý hoạt động kiểm định chất

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.5. Vai trò của Phòng chức năng trong quản lý hoạt động kiểm định chất

lƣợng giáo dục THPT

Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trình ủy ban nhân dân tỉnh quy định định lượng một số tiêu chí trong Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục theo nguyên tắc: Phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và đánh giá được sự năng động, sáng tạo của các trường THPT.

Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Hướng dẫn các trường THPT tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục THPT, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và hồ sơ minh chứng cho báo cáo tự đánh giá.

Giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

Huy động các nguồn lực tham gia đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng giáo dục THPT bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, vật lực và nguồn lực thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng trường THPT.

Cuối mỗi năm học báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo số lượng cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá, số lượng cơ sở giáo dục được chấp nhận đánh giá ngoài, kế hoạch đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài và các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp nhà trường nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu từ đó có kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. Để kiểm định chất lượng trường THPT đòi hỏi nhà trường phải tiến hành tự đánh giá, tự đánh giá là khâu vô cùng quan trọng làm cơ sở để tiến hành đánh giá ngoài.

Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Nội dung và tiêu chí kiểm định được tiến hành theo thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23-11-2012 của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Để thực hiện kiểm định chất lượng trường THPT, Phòng Khảo tính Kiểm định chất lượng của Sở Giáo dục – Đào tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng, trong khâu lập kế hoạch kiểm định, tổ chức kiểm định, chỉ đạo hoạt động kiểm định, kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm định chất lượng giáo dục THPT và huy động nguồn lực thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG THPT CÔNG LẬP Ở TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)