8. Cấu trúc đề tài
1.3.2. Nội dung, quy trình, kiểm định chất lượng trường THPT
1.3.2.1. Nội dung kiểm định chất lượng giáo dục
Thực hiện kiểm định theo 5 tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23-11-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
1.3.2.2 Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tự đánh giá
2. Đăng ký đánh giá ngoài và đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
Hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục gồm: - Công văn đăng ký đánh giá ngoài.
- Báo cáo tự đánh giá (2 bản). 3. Đánh giá ngoài
Quy trình đánh giá ngoài cơ sở giáo dục gồm các bước sau: - Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục. - Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục. - Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. - Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4. Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
* Thông báo kết quả đánh giá ngoài
+ Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải gửi cho cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu cơ sở giáo dục không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
+ Báo cáo đánh giá ngoài chính thức của cơ sở giáo dục được đăng tải trên website của sở giáo dục và đào tạo.
+ Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, cơ sở giáo dục bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã xác định trong báo cáo tự đánh giá.
* Công nhận kết quả kiểm định
Trường trung học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học quy định với ba cấp độ:
+ Cấp độ 1: Trường trung học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu; + Cấp độ 2: Trường trung học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 8, 9; - Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 3, 5;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;
- Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 2;
- Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7, 9, 10, 12;
+ Cấp độ 3: Trường trung học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.
* Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
+ Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục. Mẫu giấy chứng nhận chất lượng giáo dục theo Phụ lục của quy định này.
+ Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục được công bố công khai trên website của Sở GD&ĐT.
1.4. Quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục THPT
Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục THPT là sự tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch của Phòng chức năng nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát ... một cách có hiệu quả các hoạt động kiểm định nhằm đáp ứng được các yêu cầu về đánh giá chất lượng đối với các trường THPT và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục THPT.
Nội dung quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT bao gồm các nội dung sau đây:
1.4.1. Lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
Kế hoạch kiểm định chất lượng trường THPT phải được dựa trên hoạt động quy hoạch của Giám đốc Sở Giáo dục về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kế hoạch phải thể hiện rõ số lượng các trường được tham gia kiểm định và mục tiêu, nội dung tiến hành kiểm định.
Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục cần thể hiện rõ các nguồn lực tham gia kiểm định, quy trình và các bước tiến hành, vai trò của mỗi lực lượng tham gia, thời gian tiến hành và sản phẩm cần đạt được.
Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục cần thể hiện rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đo, cần đánh giá.
Kế hoạch kiểm định cần xác định rõ các công cụ để đo, phương pháp, hình thức đo và xác định kết quả.
Kế hoạch KĐCL nhà trường THPT cần xác định rõ mối quan hệ giữa Phòng chức năng của Sở GD&ĐT với đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và Hiệu trưởng các trường THPT tham gia kiểm định.
Kế hoạch phải mô tả rõ quy trình thực hiện, thời gian tiến hành và sản phẩm cần đạt được.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT THPT
Tổ chức lực lượng kiểm định chất lượng trường THPT.
Thành lập Ban chỉ đạo đánh giá và kiểm định chất lượng trường THPT do Giám đốc Sở hoặc cán bộ dưới quyền được Giám đốc Sở ủy quyền.
Thành lập đoàn đánh giá ngoài: Đoàn đánh giá ngoài gồm tối đa 7 người, trong đó có trưởng đoàn, thư ký và các ủy viên, cán bộ tham gia đánh giá ngoài là những thành viên có năng lực và phẩm chất tốt đã công tác trong ngành ít nhất là 5 năm. Họ là cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài do Bộ Giáo dục tổ chức.
Ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác kiểm định trường THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổ chức hướng dẫn các trường THPT tự đánh giá theo tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT.
Phối hợp với các đơn vị liên đới, huy động nguồn lực để thực hiện đánh giá, kiểm định trường THPT.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
Về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của phòng chức năng trong toàn bộ quá trình quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động kiểm định nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự, đảm bảo tính trung thực, khách quan.
Đối với hoạt động kiểm định trong trường THPT, các nhà quản lý cấp trên có chức năng hướng dẫn việc thực hiện đúng các nội dung theo quy định thông qua các văn bản chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai của các trường phổ thông.
Chỉ đạo các trường huy động nguồn lực thực hiện tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá, cách thu thập thông tin và thiết lập hệ thống minh chứng cho từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Hướng dẫn các trường làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục, vai trò và trách nhiệm của giáo viên và nhà trường trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục tới giáo viên, hội cha mẹ học sinh, học sinh.
Chỉ đạo thực hiện quy trình đánh giá ngoài trường THPT theo 5 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục:
Chỉ đạo việc nghiên cứu, phân tích báo cáo Tự đánh giá.
Chỉ đạo việc sử dụng các công cụ, vận dụng các phương pháp đo, khảo sạt thực trạng trường THPT, so sánh đối chiếu với báo cáo Tự đánh giá để chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ra mức độ phù hợp hay chưa phù hợp và những tồn tại của nhà trường đã nêu trong báo cáo tự đánh giá.
Chỉ đạo việc đưa ra những khuyến cáo, những tư vấn để giúp trường THPT cải tiến nâng cao chất lượng.
Khuyến cáo đơn vị được đánh giá hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá và các minh chứng kèm theo.
Chỉ đạo đoàn đánh giá ngoài thực hiện những kết luận về đánh giá trường THPT và kiến nghị công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm tra hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của quá trình kiểm định chất lượng giáo dục.
Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.
Phát hiện những lệch lạc, sai sót, những gì trong kế hoạch đã đạt được. Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc.
Rà soát lại việc quán triệt các nguyên tắc trong đánh giá kiểm định chất lượng, các phương pháp đo, kiểm chứng hồ sơ minh chứng của trường THPT có đảm bảo tính khách quan, tính hệ thống, tính đồng bộ chưa?
1.5. Vai trò của Phòng chức năng trong quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục THPT lƣợng giáo dục THPT
Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trình ủy ban nhân dân tỉnh quy định định lượng một số tiêu chí trong Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục theo nguyên tắc: Phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và đánh giá được sự năng động, sáng tạo của các trường THPT.
Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Hướng dẫn các trường THPT tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục THPT, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và hồ sơ minh chứng cho báo cáo tự đánh giá.
Giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Huy động các nguồn lực tham gia đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng giáo dục THPT bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, vật lực và nguồn lực thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng trường THPT.
Cuối mỗi năm học báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo số lượng cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá, số lượng cơ sở giáo dục được chấp nhận đánh giá ngoài, kế hoạch đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài và các hoạt động liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chƣơng 1
Kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp nhà trường nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu từ đó có kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. Để kiểm định chất lượng trường THPT đòi hỏi nhà trường phải tiến hành tự đánh giá, tự đánh giá là khâu vô cùng quan trọng làm cơ sở để tiến hành đánh giá ngoài.
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Nội dung và tiêu chí kiểm định được tiến hành theo thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23-11-2012 của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Để thực hiện kiểm định chất lượng trường THPT, Phòng Khảo tính Kiểm định chất lượng của Sở Giáo dục – Đào tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng, trong khâu lập kế hoạch kiểm định, tổ chức kiểm định, chỉ đạo hoạt động kiểm định, kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm định chất lượng giáo dục THPT và huy động nguồn lực thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRƢỜNG THPT CÔNG LẬP Ở TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Tổ chức khảo sát
2.1.1. Một vài nét về các đối tượng khảo sát
Sở GD&ĐT có trụ sở tại Thành phố Thái Bình và 8 phòng GD&ĐT trực thuộc gồm: phòng giáo dục Thành phố Thái Bình, phòng giáo dục huyện Vũ Thư, phòng giáo dục huyện Đông Hưng, phòng giáo dục huyện Tiền Hải, phòng giáo dục huyện Kiến Xương, phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, phòng giáo dục huyện Thái Thụy, phòng giáo dục huyện Hưng Hà.
Trên toàn tỉnh hiện có 29 trường THPT công lập. Số lượng cán bộ quản lý được bố trí từ 3-4 cán bộ/trường. Một số trường có quy mô lớn hơn bố trí 03 phó hiệu trưởng, các trường còn lại bố trí 02 phó hiệu trưởng. Về cơ cấu: đội ngũ trẻ chiếm đa số tuổi đời từ 35 đến 45 tuổi. CBQL có thâm niên công tác quản lý từ 6-10 năm chiếm 28,6%, thâm niên từ 11-15 năm chiếm 35,23%; thâm niên từ 16-20 năm chiếm 17,6%.thâm niên từ 1-5 năm chiếm 25,32%. Về chất lượng: 100% CBQL có trình độ đại học, tỉ lệ CBQL có trình độ trên đại học là 10,9%. Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý rất có ý thức học tập nâng cao trình độ, gương mẫu trong việc tự học nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý[26].
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Thái Bình nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học, đặc biệt là ở các trường THPT đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là tình trạng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục còn mới nhưng đã có những tác động tích cực đến chất lượng hệ thống giáo dục.
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục THPT là một nhiệm vụ cần thiết và rất quan trọng góp phần chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mục đích của kiểm định chất lượng không chỉ là đảm bảo trường có trách nhiệm đối với chất lượng đào tạo mà còn mang lại động lực cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cững như chất lượng toàn trường.
Chính vì vậy trong những năm qua, Sở GD&ĐT Thái Bình cũng đã không ngừng đẩy mạnh công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng kiểm định đối với các cơ sở giáo dục THPT và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ.