8. Cấu trúc đề tài
2.4.3. Thực trạng quản lý công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Công tác lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT đã được Sở GD&ĐT và phòng chức năng quan tâm, tiến hành thường xuyên, nên phần nào đã hướng dẫn các đơn vị tiến hành tự đánh giá theo kế hoạch.
Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đã được tiến hành một cách bài bản tuy nhiên có một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa được quan tâm như chỉ đạo phân tích các điểm yếu của nhà trường theo từng tiêu chí, chỉ đạo đưa ra những kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chỉ đạo huy động nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục chưa được tiến hành tốt, năng lực của cán bộ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục còn hạn chế về kĩ năng, các công cụ đo đánh giá chưa được tốt vv… Công tác kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên liên tục, chưa có tác dụng tạo động lực cho hoạt động kiểm định phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chƣơng 2
Với sự nỗ lực của các cấp quản lý giáo dục và các trường THPT, trong những năm qua, công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT đã có được những kết quả bước đầu. Các trường THPT công lập trên toàn tỉnh đều đã có báo cáo tự đánh giá, từng bước rút kinh nghiệm và đổi mới trong các tiêu chí, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn và thách thức không nhỏ.
Mặc dù hoạt động KĐCLGD là rất cần thiết đối với sự phát triển của trường THPT, nhưng thực tiễn hoạt động KĐCLGD vẫn chưa tương xứng với vai trò của nó. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động KĐCLGD. Việc triển khai công tác tự đánh giá ở các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn gặp nhiều vướng mắc, công tác thu thập minh chứng còn gặp nhiều khó khăn, đánh giá ngoài chưa được triển khai đầy đủ do thiếu cán bộ có năng lực.
Vấn đề quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ và sự quan tâm đúng mức của toàn ngành cũng như toàn xã hội. Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên có một số biện pháp cần phải tăng cường thêm để tạo động lực cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành thường xuyên, liên tục giúp các nhà trường hình thành thói quen tự đánh giá và văn hóa kiểm định chất lượng và văn hóa minh chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG THPT CÔNG LẬP
TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Định hƣớng đề xuất giải pháp
3.1.1. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011-2020
Giống như các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng có nhu cầu về một chiến lược mới để thay đổi căn bản tình hình thực tế theo chiều hướng tốt, đặc biệt là trong hoàn cảnh có nhiều biến động và nhiều vấn đề còn yếu kém trong ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 của Việt Nam tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012; Chiến lược này đã đánh giá rất đúng các thành tựu và những yếu kém của GD&ĐT nước nhà trong giai đoạn thực hiện Chiến lược giáo dục 2001-2010, và đề ra kế hoạch chiến lược bảo đảm tính khoa học và khả thi cho sự phát triển GD&ĐT của nước nhà trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nhằm mục đích: “ đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.”
Để nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời khắc phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những bất cập và yếu kém trong giai đoạn 2001-2010, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã đề ra những mục tiêu cụ thể như sau:
Về giáo dục mầm non: Hoàn thành mục tiêu phổ cấp giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.
Về giáo dục phổ thông: Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.
Về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Phấn đấu đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân và khoảng 350-400.
Về giáo dục thường xuyên: Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% với cả nam và nữ.
Để đạt được các mục tiêu trên, chiến lược đã đề ra 8 giải pháp cụ thể như đổi mới quản lý giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xã hội; phát triển khoa học giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó, giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá và giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục là giải pháp then chốt.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 còn được chia làm 02 giai đoạn để triển khai thực hiện:
Giai đoạn 1 (2011-2015): Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng khung trình độ quốc gia; triển khai xây dựng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học chất lượng cao và trường đại học theo định hướng nghiên cứu; đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập trung chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015; triển khai các bước xây dựng xã hội học tập. Đánh giá điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp chiến lược vào cuối năm 2015; tổ chức sơ kết Chiến lược giai đoạn 1 vào đầu năm 2016.
Giai đoạn 2 (2016-2020): Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 vào cuối năm 2020 và tổng kết vào đầu năm 2021.
Như vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn mới, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt đối với giáo dục phổ thông trung học, lứa tuổi chuẩn bị định hướng nghề nghiệp, một hành trang vững chắc, toàn diện, đầy đủ là yêu cầu cần thiết cho các em bước vào đời bên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cạnh những kiến thức học tập cơ bản. Đây là thách thức lớn với các nhà quản lý giáo dục trong việc đề ra các giải pháp và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.
3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo Thái Bình
UBND tỉnh Thái Bình ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 28/8/2013 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014.
Để phát huy kết quả đã đạt được, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2013-2014, UBND tỉnh Thái Bình chỉ thị toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện tốt bốn nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Về công tác quản lý giáo dục: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 02/CT- TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương. Tập trung tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Tập trung thực hiện Chương trình hành động của ngành giáo dục triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 và Kế hoạch số 52-KH/TU ngày 21/1/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển giáo dục đào tạo.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập. Thực hiện tốt phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. Đặc biệt chú trọng vấn đề chất lượng giáo dục ở các cấp học và đối với giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dục vùng khó khăn. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe và giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Tiếp tục triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục, công nhận các cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xây dựng các chương trình dạy học dựa theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động giáo dục. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng gắn với hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.
Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường công tác công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của địa phương.
Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo viên, cán bộ quản lý nhân viên ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn, đoàn kiểm tra công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo Chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên đã ban hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên mầm non.
Về tăng cường nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục: Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn đầu tư cho giáo dục kết hợp với đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, trung thực
Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục THPT phải đảm bảo tính khách quan, trung thực nhằm phản ánh đúng thực chất về chất lượng giáo dục của trường THPT, loại bỏ mọi ý muốn chủ quan ra khỏi sản phẩm đánh giá, ngăn chặn được mọi biểu hiện thiếu trung thực trong hoạt động đánh giá. Do đó các biện pháp đề xuất cần quán triệt nguyên tắc này.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và tính phát triển
Đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục THPT phải có tác dụng tạo động lực cho nhà trường phát triển, do đó các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá phải tạo được động lực cho hoạt động kiểm định phát triển, giúp nhà trường, cơ sở giáo dục không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ, phù hợp với khung lý luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của việc phát triển đội ngũ có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trò của nó nhưng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các giải pháp được đề xuất.
Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, Công đoàn, Đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thanh niên, hội phụ huynh…Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính đồng bộ trong mọi hoạt động và thống nhất giữa các bộ phận.
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một