Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về vai trò và tác dụng

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 64 - 101)

8. Cấu trúc đề tài

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về vai trò và tác dụng

hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

3.3.1.1. Mục tiêu

Giúp CBQL và giáo viên nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Ngành; nâng cao nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức, tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm của nhà giáo, CBQL cơ sở giáo dục trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục; giúp cho việc phối hợp giữa các phòng, ban và cán bộ giáo viên được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.

3.3.1.2. Nội dung, cách thực hiện

Tuyên truyền cho CBQL, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác kiểm định chất lượng trường.

Sở GD&ĐT cần phối hợp với các cơ quan thông tin và truyền thông để tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Sở GD&ĐT có công văn chỉ đạo xuống các trường THPT công lập thuộc địa bàn quản lý của mình nhắc nhở tầm quan trọng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Sở GD&ĐT tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho CBQL giáo dục và CBQL, giáo viên ở các trường THPT công lập nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kiểm định.

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường THPT công lập trong tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung, tầm quan trọng của công tác kiểm định đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trong toàn trường để mọi người nhận thức rõ vai trò của mình trong công tác kiểm định, có sự phối hợp đồng bộ trong việc triển khai các hoạt động kiểm định.

Hiệu trưởng trường THPT công lập coi kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường là hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục, là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được giáo viên, học sinh nhận thức một cách đầy đủ và là thành viên cùng tham gia tạo nên sự thay đổi của nhà trường, nhà trường cần xây dựng chính sách chất lượng đến với từng giáo viên, học sinh và thực hiện cam kết chất lượng để giáo viên và học sinh cùng thực hiện.

Nhà trường cũng cần những thông tin từ bên ngoài về: chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên, công tác quản lý, tác dụng của nhà trường đối với địa phương, v.v... Đặc biệt phải chú ý thích đáng đến nhu cầu của người học, nhu cầu của cha mẹ học sinh, nhu cầu của cộng đồng, v.v... Đây là những thông tin cần thiết và trở thành một cơ sở quan trọng cho việc cải tiến hoạt động giáo dục của nhà trường và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng trường phổ thông coi trọng quy chế dân chủ trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện hệ thống các văn bản quản lý của nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường để gắn trách nhiệm cá nhân giáo viên trong đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, trong mọi hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá, đến chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh:

+ Quy chế dân chủ trong huy động cán bộ, giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch năm học, chiến lược phát triển nhà trường, trong tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

+ Quy chế dân chủ trong công tác tổ chức, cán bộ: Tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt, phân công, phân nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, trong thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường vv...

+ Quy chế dân chủ trong chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, trong huy động giáo viên, học sinh tham gia quản lý nhà trường và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thực hiện 3 công khai trong trường học: Công khai về chất lượng giáo dục, về tài chính cơ sở vật chất về các điều kiện đảm bảo chất lượng đặc biệt là đội ngũ giáo viên.

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học, giáo dục, trong đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh vv...

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong huy động cộng đồng, cha mẹ học sinh tham gia quản lý, phát triển nhà trường.

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong tự kiểm tra, tự đánh giá công tác quản lý trường học của người Hiệu trưởng, trong việc thực hiện vai trò của người đứng đầu đơn vị của Hiệu trưởng.

+ Thực hiện quy chế dân chủ trong giải quyết các vấn đề đơn thư, khiếu nại của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng liên đới về mọi hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường.

Chính những hoạt động nêu trên đã nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên với chất lượng giáo dục của nhà trường và hoạt động kiểm định chất lượng.

3.3.1.1. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có biện pháp tổ chức tuyên truyền sâu rộng xuyên suốt từ Sở đến trường nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.

Cán bộ quản lý nhà trường cần nhận thức và đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học và các chính sách chất lượng, cam kết chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 64 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)