Thực trạng hoạt động tự đánh giá

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 38 - 43)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Thực trạng hoạt động tự đánh giá

Về công tác tự đánh giá, tính đến 20/05/2013, 29 trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình đều đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo quy trình đầy đủ, đạt 100% tổng số trường [26].

Số lượng đại biểu tham dự tập huấn tự đánh giá ở các trường THPT toàn tỉnh gồm 29 hiệu trưởng, 39 phó hiệu trưởng và 49 giáo viên, tổng cộng 117 người[26].

Qua khảo sát cho thấy 100% các trường được khảo sát đều có quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá, tuy nhiên quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá của các trường THPT do một số hiệu trưởng chưa có kinh nghiệm nên chọn thành viên và phân công chưa hợp lý, do đó chưa phát huy hết vai trò của từng thành viên trong hội đồng tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích sản phẩm là quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá của các trường THPT chúng tôi có nhận xét như sau: Quyết định chưa đúng mẫu, chưa đúng về cấu trúc, hình thức; sai căn cứ, thiếu danh sách nhóm thư ký, thiếu danh sách nhóm công tác chuyên trách.

Phân tích báo cáo tự đánh giá của các trường THPT cho thấy chất lượng báo cáo tự đánh giá của các trường chưa được tốt, trong báo cáo tự đánh giá của các nhà trường việc phân tích điểm yếu còn sơ sài, chưa mạnh dạn chỉ ra điểm yếu, việc đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đủ mạnh để khắc phục tồn tại.

Khảo sát trên 30 cán bộ của Sở và chuyên gia tham gia đánh giá ngoài cho thấy kết quả sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý và chuyên gia KĐCLGD về chất lƣợng báo cáo tự đánh giá của các trƣờng

a. Rất tốt. 2/30=6,66%

b. Tốt. 10/30=33.33%

c. Bình thường. 9/30=30%

d. Chưa tốt. 7/30=23,33%

e. Chưa đạt yêu cầu. 2/30=6,66%

Từ kết quả trên cho thấy chất lượng báo cáo của các trường được chuyên gia đánh giá là chưa được tốt chiếm tỷ lệ 23,33%, bình thường chiếm 30% và còn có 6,66 % được đánh giá là chưa đạt. Tỷ lệ các báo cáo được đánh giá là tốt và rất tốt chưa nhiều, tìm hiểu sâu hơn chúng tôi khảo sát về năng lực tự đánh giá của các trường theo từng nội dung theo tiêu chuẩn, tiêu chí đã quy định và thu được kết quả ở bảng 2.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4: Đánh giá của cán bộ kiểm định và chuyên gia về năng lực tự đánh giá theo tiêu chí KĐCLGD của các trƣờng

Nội dung Mức độ Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Mô tả hiện trạng 8/30=26,66% 15/30=50% 3/30=10% 4/30=13,33% Chỉ ra điểm mạnh 15/30=50% 12/30=% 2/30=7% 1/30=3% Chỉ ra điểm yếu 2/30=7% 18/30=60% 2/30=7% 8/30=26% Kế hoạch cải tiến chất lượng 2/30=7% 14/30=47% 6/30=20% 8/30=26% Tự đánh giá 6/30=20% 13/30=43,33% 2/30=7% 9/30=30% Từ kết quả ở bảng 2.4, cho thấy báo cáo tự đánh giá của các trường còn hạn chế ở khâu tự đánh giá chiếm tỷ lệ 30% ý kiến, phỏng vấn đồng chí Phạm Anh Đức cán bộ kiểm định cho thấy hầu hết các trường tự đánh giá kết quả cao hơn đánh giá của đoàn đánh giá ngoài. Bên cạnh đó việc đề xuất kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng ở một số báo cáo còn hạn chế có 26% ý kiến đánh giá, một phần do nguyên nhân tự đánh giá cao không nhìn rõ điểm yếu của nhà trường (26%) và việc mô tả thực trạng chưa sâu, chưa phân tích một cách rõ ràng, góc cạnh để làm rõ điểm mạnh và điểm yếu. Phỏng vấn một số cán bộ đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đều có ý kiến như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chất lượng báo cáo tự đánh giá ở nhiều trường chưa tốt. Nhiều báo cáo tự đánh giá còn những hạn chế như: có sự mâu thuẫn trong việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng; trong mục mô tả thông tin minh chứng đưa ra còn nghèo nàn, chưa đủ sức thuyết phục; kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, không sát với yêu cầu của tiêu chí, chưa thể hiện rõ thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, chưa xác định được các yêu cầu về nhân lực và vật lực cần có. Vì thế, hoạt động tự đánh giá ở nhiều đơn vị ít có ý nghĩa. Hoạt động tự đánh giá không thực sự giúp nhà trường nhận thức đúng về hiện trạng của mình và xây dựng được kế hoạch cải tiến hợp lý để nâng cao chất lượng dạy và học.

Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động: chưa hiểu hết yêu cầu và cách làm như thế nào nên không thống nhất về cách làm, mỗi đơn vị làm một kiểu.

Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí: một số đơn vị để trống hoặc làm sơ sài cho có, chưa sát với thực tế tại đơn vị. Cách thiết lập hồ sơ minh chứng chưa thực sự khoa học, hợp lý. Nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của nhà trường cao hơn so với khảo sát kết quả từ thực tế dẫn tới hiện tượng chưa thực sự khách quan trong tự đánh giá.

Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động: một vài đơn vị sao chép của nhau nên chưa khả thi, mang tính hình thức máy móc không có tác dụng theo dõi và thúc đẩy tiến độ tự đánh giá của đơn vị mình.

Để tìm hiểu sâu hơn về công tác tự đánh giá của các nhà trường, chúng tôi khảo sát trên đối tượng cán bộ quản lý cấp trường về năng lực tự đánh giá của nhà trường và thu được kết quả ghi ở bảng 2.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lý cấp trƣờng về năng lực tự đánh giá của nhà trƣờng Nội dung Mức độ Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Mô tả hiện trạng 13/50=26% 17/50=34% 12/50=24% 8/50=16% Chỉ ra điểm mạnh 15/50=30 % 24/50=48% 11/50=22% Chỉ ra điểm yếu 15/50 (30%) 11/50=22% 11/50=22% 13/50=26% Kế hoạch cải tiến chất lượng 10/50(20%) 10/50(20%) 17/50(34%) 13/50(26%) Tự đánh giá 12/50(24%) 19/50 (38%) 5/50(10%) 14/50(28%) Kết quả của bảng 2.5, cho thấy tự đánh giá của cán bộ quản lý các trường về năng lực tự đánh giá của trường THPT hoàn toàn phù hợp với những đánh giá của cán bộ kiểm định chất lượng và cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT về những năng lực mà nhà trường còn hạn chế như năng lực tự đánh giá, năng lực đề xuất cải tiến chất lượng, năng lực phân tích điểm yếu, mô tả thực trạng.

Tìm hiểu sâu hơn bằng sử dụng câu hỏi mở dành cho cán bộ quản lý các trường và đánh giá của cán bộ kiểm định về khâu yếu nhất của các trường trong hoạt động tự đánh giá cho thấy có 70% ý kiến của cán bộ quản lý các trường cho rằng đó là công tác thu thập minh chứng và đề xuất cải tiến chất lượng giáo dục.Cùng với khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý các trường, chúng tôi tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hành khảo sát lấy ý kiến của cán bộ làm công tác kiểm định và cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có 76,66% ý kiến đánh giá khi tiến hành đánh giá ngoài, phân tích báo cáo tự đánh giá của các trường cho thấy điểm yếu nhất của các nhà trường là đề xuất cải tiến chất lượng và thu thập minh chứng. Để khắc phục thực trạng này, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm hơn nữa cho công tác kiểm định, hình thành văn hóa chất lượng và cải tiến chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)