Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 79 - 81)

8. Cấu trúc đề tài

3.3.5.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất

chuẩn tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục.

Phòng chức năng phải là cơ quan tham mưu cho mọi hoạt động của hoạt động kiểm định của Sở.

Cần có nguồn kinh phí để thực hiện.

3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục lượng giáo dục

3.3.5.1. Mục tiêu

Công tác kiểm tra, đánh giá có vai trò rất quan trọng với mọi hoạt động quản lý giáo dục, để công tác KĐCL giáo dục đạt hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ quản lý của Sở và Phòng chức năng phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá và kế hoạch đánh giá ngoài của các trường THPT và kế hoạch thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục của mỗi đơn vị nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các hoạt động kiểm định đối với các trường trung học phổ thông được quy định trong thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT. Để công tác kiểm tra đối với CBQL và các trường đạt kết quả tốt và chính xác, cần tiến hành các hình thức kiểm tra khác nhau, đó là:

Kiểm tra thường xuyên: đây là hình thức kiểm tra có hiệu quả, nhằm đánh giá năng lực, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và tự đánh giá của CBQL nhà trường trong khoảng thời gian nhất định. Sở GD&ĐT có kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhà trường ít nhất 2 năm 1 lần. Mỗi đợt kiểm tra có thông báo của Sở GD&ĐT.

Kiểm tra định kỳ: đây là hình thức kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch, quy định thời gian kiểm tra trong các năm học là cuối năm học. Nội dung kiểm tra chủ yếu là công tác thực hiện các giải pháp trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường.

Kiểm tra bất thường: đây là hình thức kiểm tra tác dụng lớn đến việc nâng cao trách nhiệm thực hiện công việc của CBQL nhà trường nói chung và công tác tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nói riêng. Vì hình thức này không có lịch, không có kế hoạch nên CBQL các nhà trường phải xác định làm tốt công việc ở bất cứ thời điểm nào. Trong kiểm tra, cần sử dụng linh hoạt cả ba hình thức trên.

Kiểm tra nhằm thu thập các thông tin cho hoạt động đánh giá. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho công tác kiểm định chất lượng THPT như tiêu chí về chuẩn cán bộ, chất lượng báo cáo tự đánh giá, kết quả thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Các bước tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Củng cố, kiện toàn bộ phận thanh kiểm tra của phòng GD&ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

Xây dựng lịch và nội dung kiểm tra. Ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

Ra thông báo kiểm tra cho các đơn vị chuẩn bị. Tổ chức thực hiện kiểm tra.

Nghiệm thu kết quả kiểm tra. Đánh giá kết quả kiểm tra

Thông báo kết quả kiểm tra đánh giá đến các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để hoạt động kiểm tra, đánh giá có hiệu quả và tạo động lực cho quá trình kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải nắm vững tiêu chuẩn, tiêu chí về KĐCL giáo dục, nắm nội dung kiểm định và kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Sở GD&ĐT và Phòng chức năng phải xây dựng được bộ công cụ kiểm tra, đánh giá cho từng tiêu chuẩn, tiêu chí trong hệ thống các nội dung kiểm định chất lượng trường THPT.

Cán bộ quản lý phải đảm bảo tính khách quan, công bằng trong hoạt động kiểm tra, đánh giá các kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh thái bình (Trang 79 - 81)