5. Kết cấu của luận văn
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
Xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với việc thu và quản lý thuế, trong những năm qua, ngành Thuế Vĩnh Phúc luôn quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế nhằm từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, góp phần đưa chính sách pháp luật thuế vào cuộc sống.
Hàng năm, căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của ngành, công tác tuyên truyền, hỗ trợ được triển khai thực hiện bằng các hình thức phong phú, phù hợp như: tuyên truyền lưu động ở các địa bàn kinh doanh trọng điểm, khu vực đông dân cư, kẻ băng zôn treo ở các tụ điểm kinh tế nhằm đẩy nhanh tiến độ thu trên toàn tỉnh; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế...Cùng với công tác tuyên truyền, ngành Thuế tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế thông qua các hội nghị đối thoại, hội nghị tập huấn chính sách thuế, cung cấp các tài liệu có liên quan về chính sách thuế cho người nộp thuế; kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế khi có yêu cầu của người nộp thuế bằng văn bản, điện thoại, trả lời trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, giúp cho người nộp thuế và nhân dân hiểu rõ để chấp hành tốt hơn về chính sách pháp luật thuế, từng bước tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quả kê khai thuế, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế theo phương châm “đặt quyền lợi của người nộp thuế lên trên hết, nhờ có người nộp thuế mới có thành tích của người thu thuế” cũng đã được thực hiện hiệu quả. Cục Thuế đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tập trung rà soát và loại bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp hoặc phiền hà cho người nộp thuế. Phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Công an tỉnh để thống nhất áp dụng một mã số doanh nghiệp, một hồ sơ duy nhất, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế từ 15 ngày xuống còn 5 ngày và hiện đang thực hiện tối đa không quá 3 ngày; khuyến khích người nộp thuế sử dụng hóa đơn tự in. Bộ phận một cửa của Cục thuế tỉnh và các Chi cục thuế đã ứng dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong tiếp nhận tờ khai thuế, đảm bảo nhanh gọn, chính xác, giúp doanh nghiệp lập tờ khai thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế, giảm thiểu các trường hợp sai sót của doanh nghiệp khi lập tờ khai thuế hay sai sót của các cơ quan thuế trong khâu nhập số liệu. Các kiost thông tin được xây dựng tại tiền sảnh các cơ quan Thuế, ở đó cập nhật đầy đủ thông tin về người nộp thuế, giúp người nộp thuế có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp mình và khi có yêu cầu thắc mắc thì trực tiếp đề nghị cơ quan Thuế giải quyết.
Nhờ chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế cũng như làm tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế; từng bước giảm các sai sót và vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách thuế của người nộp thuế; quan hệ giữa cơ quan thuế, công chức thuế và người nộp thuế ngày càng thân thiện. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong những năm qua đã góp phần rất quan trọng giúp cho ngành thuế Vĩnh Phúc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Trung ương và địa phương giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên như thế nào? Trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế còn tồn tại những gì? Nguyên nhân do đâu?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trong quản lý thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên
- Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho TP Thái Nguyên về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Mẫu chọn ra phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng. Do vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu tiến hành chọn điểm nghiên cứu dựa theo các tiêu chí sau:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, các đơn vị, cá nhân khác.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Được thu thập từ sổ theo dõi, các báo cáo về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên, các nguồn tài liệu, Tổng Cục thuế, báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nước, internet.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua phương pháp điều tra. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả điều tra 250 phiếu thuộc các nhóm, loại hình như sau:
- Công ty Cổ phần - Công ty TNHH
- Doanh nghiệp tư nhân - Hợp tác xã
- Các đơn hành chính sự nghiệp
Bảng 2.1. Các đơn vị điều tra
Loại hình Số lƣợng
Tỷ lệ trên tổng số
(%)
Số lƣợng chọn mẫu điều tra
(mẫu)
Công ty cổ phần 293 20,6 70
Công ty TNHH 445 31,3 80
Doanh nghiệp tư nhân 497 34,9 75
Hợp tác xã 37 2,6 8
Đơn vị hành chính sự nghiệp 152 10,7 17
Tổng cộng 1.424 100 250
Các thông tin điều tra: Loại hình doanh nghiệp, mức độ hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, đánh giá của NNT về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại Chi cục Thuế TP Thái Nguyên.
Số liệu được tiến hành thu thập trên cơ sở các đơn vị đang hoạt động tại địa bàn TP Thái Nguyên thông qua phiếu điều tra về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng công tác tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tìm ra những tồn tại, yếu kém trong công tác TTHT NNT, chỉ ra những nguyên nhân để có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác TTHT NNT.
Phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Dùng các phương pháp trong thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng công tác TTHT NNT.
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kê khai nộp thuế theo đơn vị quản lý, theo loại hình doanh nghiệp.
- Phương pháp so sánh thống kê
So sánh đánh giá tình hình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của các doanh nghiệp - Số lượng các doanh nghiệp qua các năm. - Số lượng các doanh nghiệp qua các năm.
2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Số lượng các buổi phát thanh, truyền hình - Số lượng các buổi tập huấn, đối thoại - Số lượng tin, bài, số lượng tờ rơi, pano
- Tổng số đơn vị kê khai, đăng ký thuế các năm - Tổng số đơn vị bị xử phạt hành chính thuế các năm. - Tổng số đơn vị bị xử lý phạt chậm nộp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƢỜI NỘP THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm chung về Thành phố Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; cách thủ đô Hà Nội 80km. Dân số 330.707 người.
Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Tài nguyên đất có: Diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên.
Tài nguyên rừng: Ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh...
Tài nguyên khoáng sản có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.2. Nhân khẩu và lao động của thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của thành phố Thái Nguyên năm 2010 - 2012 Các chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 BQ2010 -2012 I.Tổng số hộ Hộ 47.458 65.791 67.443 103,86 102,51 103,19
1.Số hộ khu vực nông thôn Hộ 1.765 16.119 16.524 913,26 102,51 305,97
2.Số hộ khu vực thành thị Hộ 45.693 49.672 50.919 108,71 102,51 105,56
II.Tổng nhân khẩu Người 279.689 283.333 287.400 101,30 1,01 10,14
1.Khu vực nông thôn Người 76.303 57.253 58.300 75,03 1,02 8,74
2.Khu vực thành thị Người 203.386 226.080 229.100 11,12 10,13 10,61
III.Tổng số lao động Lđ 100.821 134.281 134.299 100,82 100,01 100,42
1.LĐ nông nghiệp Lđ 3.596 26.856 26.965 746,83 100,41 273,84
2.LĐ phi nông nghiệp Lđ 97.225 107.425 107.334 110,49 99,92 105,07
-BQ LĐ/hộ lđ/hộ 2,10 2,11 2,14 100,48 101,42 100,95
-BQ nhân khẩu/hộ người/hộ 4,41 4,30 4,26 97,51 99,07 98,28
Nguồn: Phòng Thống kê Thành phố Thái Nguyên
Toàn thành phố Thái Nguyên năm 2012 có 287.400 nhân khẩu chiếm 24,87% dân số tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường và 09 xã, gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2011 là 1.543 người/km2, cao gấp 4,71 lần so với mật độ chung của tỉnh là 327 người/km2
.
Nhìn chung, thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II nhưng quy mô và mật độ dân số vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại II (quy mô dân số từ 250.000 người trở lên, mật độ dân số bình quân đạt 10.000 người/km2
- Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không có sự biến động lớn qua các năm, năm 2010 dân số thành phố có 279.689 người, đến năm 2012 dân số thành phố có 287.400 người, bình quân năm 2010 - 2012 tăng 0,6% nhìn chung tình hình kế hoạch hóa gia đình rất tốt, sự gia tăng dân số không đáng kể.
3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố Thái Nguyên
- Giao thông
Thành phố Thái Nguyên có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đường quốc lộ - tỉnh lộ - thành phố lộ và liên phường, liên xã. Toàn thành phố có 487km đường trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15km, đường ô vuông thành phố có 42km, trên 300km đường dân sinh, đã trải nhựa và bê tông được 187km. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có quốc lộ 1B nối thành phố Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài hệ thống đường bộ, thành phố còn có hệ thống đường sắt đi qua khá thuận lợi.
- Thuỷ lợi
Cho đến nay thành phố có hơn 500 công trình thủy lợi lớn nhỏ, ngoài nguồn nước sông Cầu cung cấp nước tưới cho các vùng phía Đông và phía Nam của thành phố còn có Sông Công cung cấp nước tưới cho các xã ở phía Bắc. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất, chất lượng cây trồng của nông dân.
- Điện, nước: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nước cấp cho thành phố là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.
- Hệ thống giáo dục
Do thành phố Thái Nguyên đóng vai trò là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nên Chính phủ đã có nhiều chủ trương phát triển giáo dục đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố đã được quan tâm thường xuyên bằng các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã từng bước góp phần vào việc xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông ngày càng phát triển, khẳng định vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
3.1.4. Điều kiện kinh tế của thành phố Thái Nguyên
Tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố tăng đáng kể qua 3 năm cụ thể năm 2010 là 25.151 tỷ đồng trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 72%, dịch vụ chiếm 25%, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 3%. Năm