Mâu thẫn giữa việc nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với hiện thực cuộc sống

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 103 - 107)

3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

2.3.1. Mâu thẫn giữa việc nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với hiện thực cuộc sống

truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, xã hội tồn tại nhiều bất công nghịch lý đã gây khó khăn cho công tác giáo dục đó

Công cuộc đổi mới trên đất nước ta đã làm mọi mặt của đời sống xã hội thay đổi đáng kể. Đạt được thành tựu như vậy là do Đảng ta có đường lối lãnh đạo đúng đắn. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, BGD&ĐT đã có những biện pháp chủ trương chỉ đạo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên các môn KHXH nhân văn, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn cách mạng mới. Với đội ngũ giáo viên đông đảo, chất lượng ngày càng không ngừng được nâng cao góp phần to lớn vào kết quả sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung; giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho thế hệ trẻ nói riêng. Thời gian qua, giáo viên các môn KHXH và nhân văn, lý luận chính trị đã rất cố gắng trang bị những kiến thức cơ bản, xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học cho người học, đó là hành trang để thế hệ trẻ bước vào cuộc sống mới mẻ với bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, hoài bão lớn và lý tưởng xây dựng thành công CNXH. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với lớp người này là hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, xã hội tồn tại nhiều bất công nghịch lý. Những khó khăn do mặt trái của nền kinh tế - xã hội gây ra những hoang mang dao động, bế tắc, làm giảm sút lòng tin với Đảng, với chế độ, với những vấn đề lý luận mà các em được trang bị trong trường học.

Sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước hiện nay ở Việt Nam đã làm sáng tỏ các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đã được phát triển và bổ sung những

giá trị mới, đó là những phẩm chất đạo đức tiến bộ được xã hội thừa nhận như: quyết chí vươn lên làm giàu, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tính năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhiều cán bộ, đảng viên vẫn giữ được phẩm chất chính trị, đạo đức cao đẹp, tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình và làng xóm và trở nên giàu có, đóng góp công sức của mình vì sự phát triển chung của đất nước. Tuy vậy, Đảng ta vẫn nhận định: “Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi… có xu hướng ngày càng phát triển. Một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, lợi dụng vị trí lãnh đạo và quyền lực để mưu lợi cá nhân, lo thu vén cho cá nhân, gia đình, họ tộc, coi nhẹ lợi ích tập thể, cộng đồng, chạy theo lợi ích vật chất trước mắt, coi nhẹ những giá trị tinh thần cao đẹp, dẫn đến vi phạm tư cách đảng viên, trách nhiệm công dân” [31, tr. 15-16]. Trong điều kiện KTTT hiện nay, đồng tiền có sức công phá mạnh mẽ, nhiều cán bộ, đảng viên đã vi phạm đạo đức, pháp luật như tham nhũng, buôn lậu, bè phái, cửa quyền… Sự tha hóa về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang gây nhức nhối trong dư luận xã hội, làm cho nhân dân lo lắng, bất bình và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng ta đến việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng khẳng định: “Thoái hóa biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ” [25, tr. 263- 264]. Tình hình tham nhũng, thoái hóa biến chất trong xã hội ta hiện nay ở một bộ phận cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng, nó tác động làm giảm niềm tin vào chế độ, vào Đảng của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ. Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy hiện tượng này diễn ra tương đối phổ biến. Không ít cán bộ, đảng viên có chức quyền đã lợi dụng vị trí công tác của mình để trục lợi cá nhân làm giàu bất chính đã gây ra những bức bối trong toàn đảng, toàn dân. Những hiện tượng đó làm cho thế hệ trẻ hòai nghi vào sự thành công của chế độ XHCN, thiếu lòng tin vào những vấn đề lý luận được trang bị trong nhà trường, thiếu tin tưởng vào các thế hệ cha anh, ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay. Hình ảnh về những cán bộ cách mạng được các thầy cô giáo khắc họa và tôn vinh

trên lớp vô cùng đẹp đẽ thế hệ trẻ rất ngưỡng mộ, khâm phục và tạo động lực to lớn để các em học tập noi theo nhưng thực tế cuộc sống lại đặt ra với các em những vấn đề không thể không quan tâm. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thậm chí là những người giữ vị trí cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đã không giữ được phẩm chất của con người Việt Nam anh hùng, không chiến thắng được bản thân, bị lôi kéo mua chuộc, rơi vào những cám dỗ của đồng tiền đã tham ô, thậm chí là đồng lõa bao che cho bọn tội phạm, bọn xã hội đen để trục lợi cá nhân… những hành vi của những con người ấy tác động làm hủy hoại lòng tin, ý chí chiến đấu của nhân dân ta trong đó có thế hệ trẻ.

Tinh thần lao động miệt mài - giá trị to lớn của lao động cũng là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với Tổ quốc được các thày cô giáo trang bị cho thế hệ trẻ qua các bài học hay những giờ sinh hoạt ngoại khóa… qua đó, con người sẽ được hưởng quyền lợi chính đáng của mình và biết trân trọng nó. Tuy nhiên, thực tế xã hội đặt ra các vấn đề cần giải quyết. Kết quả điều tra của viện Nghiên cứu Thanh niên năm 2008 - 2009 cho thấy thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất nông nghiệp gặp phải các vấn đề: thiếu việc làm là 81,5%; không qua đào tạo nghề là: 68,1%. [43, tr. 57]. “Kết quả điều tra tình hình thanh niên năm 2009 ở một số địa bàn trọng điểm về cung cầu thị trường lao động cũng cho thấy… rất nhiều thanh niên làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất bị nghỉ hoặc thôi việc do xí nghiệp đình trệ sản xuất” [43, tr. 45]. Thêm vào đó, tình trạng tiêu cực trong xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng, tồn tại ở nhiều cán bộ, đảng viên. Những con người này bị thoái hóa biến chất. Những hành vi vi phạm pháp luật của họ đã phá vỡ kỷ cương trong xã hội, tác động không nhỏ đến ý chí phấn đấu của thế hệ trẻ.

Tính trung thực, công bằng xã hội, dân chủ trong CNXH là những nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc nói riêng trong XDLS cho thế hệ trẻ người thày phải truyền đạt, nhưng thực tế xã hội cho thấy nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn. Hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy án, chạy nơi làm việc trở thành phổ biến, tiêu biểu là vụ PMU18, vụ án Trương Năm Cam và đồng bọn, vụ án Lã thị Kim Oanh, Vụ Vinashin, Vinalines… đã làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và làm tha hóa nhiều cán bộ, đảng viên. Trong giáo dục là bệnh thành tích; trong y tế là tình trạng không ít thày thuốc, bác sĩ vì tiền mà đánh mất y đức; trong sản xuất kinh doanh là tình trạng hàng giả, trốn thuế… tình trạng tội phạm hình sự ở nước ta gần đây tăng đến mức nghiêm trọng cả

về số lượng và mức độ nguy hại: khủng bố cá nhân, buôn bán phụ nữ, môi giới mại dâm, bắt cóc trẻ em, tống tiền, đặc biệt phụ nữ phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều. Chính sách trọng dụng người tài được Đảng và Nhà nước ta khẳng định, nhiều học sinh, sinh viên học tập xa nhà, thiếu tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, phải đi làm thêm nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu để có kết quả khá, tốt; nhưng khi tốt nghiệp, nộp đơn xin việc vẫn gặp không ít khó khăn. Hiện tượng nhiều con em trong ngành, nhất là con em cán bộ có chức quyền thì dễ dàng được nhận vào công tác ở bất kỳ cơ quan nào cho dù năng lực nhiều khi không đáp ứng yêu cầu công việc.

Thực tế chứng minh, sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống phương Tây đến lối sống của nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ rất rõ ràng. Sự suy giảm đạo đức, lệch lạc về lối sống của họ được thể hiện ở khuynh hướng vật chất hóa các hành vi ứng xử, coi nhẹ các giá trị ĐĐTT dân tộc. Tư tưởng sùng ngoại, cuốn theo lối sống phương Tây, họ coi đây là “chuẩn mực” để hướng tới, nếu ai đó không theo chuẩn mực này bị coi là lạc hậu, lỗi thời. Không ít bạn trẻ muốn thể hiện đẳng cấp của mình qua các bộ trang phục “sành điệu”, điện thoại di động đắt tiền hay xe máy đắt tiền, yêu nhiều cô gái cùng một lúc hoặc thay đổi người yêu liên tục, còn không ít các bạn gái chấp nhận làm bồ của các đại gia miễn là có tiền để sung sướng mà bất chấp hậu quả sẽ như thế nào, họ không thích nghệ thuật dân gian mà thích nghe nhạc Pop, Rock, dùng hàng ngoại, không thích xem phim trong nước, sống thực dụng hơn, ít chú ý đến lợi ích tập thể, đề cao lợi ích cá nhân, không chú ý xây dựng cho mình lý tưởng sống phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không coi trọng những giá trị văn hóa, lịch sử, lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, ít tìm hiểu, quan tâm đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là việc giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc trong việc XDLS cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay đang nảy sinh xu hướng đối lập với nó là xu hướng thực dụng, cá nhân ích kỷ theo trào lưu lối sống phương Tây, coi thường giá trị ĐĐTT dân tộc. Đó là những biểu hiện đa dạng của sự tha hóa về đạo đức, suy giảm những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc mà chúng ta cần khắc phục.

Thực tiễn cuộc sống đa dạng phong phú, muôn màu muôn vẻ; những nghịch lý, mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn, giữa những nội dung được học trong nhà trường với hiện thực cuộc sống diễn biến phức tạp đã gây khó khăn cho việc giáo

dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w