3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt
2.1.2. Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại, xuất hiện như một yêu cầu khách quan khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao. Nó có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ lịch sử.
KTTT ở nước ta có những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là:
Thứ nhất, KTTT góp phần giải phóng tiềm năng kinh tế như tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ, nguồn lực con người… tăng năng suất lao động, tạo ra lượng của cải dồi dào mang lại hiệu quả cao cho xã hội, tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện và gia tăng hạnh phúc cho con người. Từ đây, trình độ nhận thức và khả năng hành động theo các chuẩn mức đạo đức tốt đẹp của thế hệ trẻ cũng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ.
Thứ hai, KTTT góp phần đa dạng hóa nền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi quá trình dân chủ hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tự khẳng định trong xây dựng lối sống mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và thực hiện ước mơ của mình, lao động cống hiến hết mình cho xã hội. Qua đây, truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta trong lao động sẽ được chuyển hóa thành lối tư duy, hành động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nâng cao ý thức trách nhiệm ở thế hệ trẻ.
Thứ ba, KTTT vận động theo các quy luật kinh tế khách quan và hoạt động trên cơ sở luật pháp góp phần hình thành những phẩm chất của người lao động mới cho thế hệ trẻ như: tinh thần trách nhiệm với xã hội, ý thức tôn trọng pháp luật, tính kỷ luật cao trong lao động, lấy hiệu quả lao động làm thước đo đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Do đó, đòi hỏi thế hệ trẻ phải thường xuyên học tập phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sản xuất làm cho con người năng động, tích cực hơn, thường xuyên quan tâm nắm bắt yêu cầu của kinh tế thị trường, qua đó góp phần đấu tranh chống lại sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh và thói quen ỷ lại trước đây của họ. Từ đó, hình thành nếp tư duy mới, góp phần bổ sung những giá trị đạo đức mới, kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở nước ta. Chính KTTT định hướng XHCN và quá trình CNH, HĐH đất nước đang tạo ra những điều kiện để xóa bỏ lối sống lề mề, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật trong nền sản xuất nhỏ, kinh tế tự cấp tự túc trước đây, vì thế mà nó đang góp phần làm thay đổi lối sống lạc hậu của con người.
Thứ tư, KTTT định hướng XHCN góp phần thực hiện công bằng xã hội. Công bằng xã hội là mục tiêu phấn đấu của xã hội ta. Với tính chất khắc nghiệt của kinh tế thị trường, thì ai thông minh, chịu khó học tập, phấn đấu sẽ có công việc, thu nhập tốt và ngược lại. Do đó, một nền KTTT phát triển lành mạnh đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải biết học tập, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tri thức, những tinh hoa văn hóa nhân loại, vươn lên để khẳng định mình qua tài năng, uy tín cũng như sự tôn trọng lợi ích của người khác, từ đó ý thức giữ gìn uy tín của các chủ thể kinh tế dám chấp nhận cạnh tranh lành mạnh đang trở thành một phẩm chất không thể thiếu.
Bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực không thể phủ nhận do quá trình đổi mới đem lại, KTTT cũng xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ trong đời sống đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến xây dựng lối sống của thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. Hội nghị Trung ương lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhận định: “Cơ chế thị trường và sự hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của nó ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân” [21, tr. 52].
Một là, KTTT lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh đã làm cho không ít người chạy theo lợi nhuận, tìm cách thanh toán lẫn nhau theo lối cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, thúc đẩy việc hình thành, phát triển chủ
nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ, ca ngợi quyền lực vạn năng của đồng tiền, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, ít quan tâm đến đời sống tinh thần. Con người sẵn sàng vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội như lừa đảo, hãm hại nhau… miễn sao có nhiều tiền, con người không còn quan tâm đến người khác, thậm chí là chính sự phát triển toàn diện của mình. KTTT vì thế đã làm tha hóa đạo đức một bộ phận dân cư, cán bộ viên chức nhà nước trong xã hội, bất chấp luân thường đạo lý, dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt nhau, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đứng ra bảo vệ cái sai, hãm hại những người tốt. Vì tiền con người có thể làm mọi chuyện như: tham nhũng, nhận hối lộ, trốn thuế, làm hàng giả, tham gia các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, ô nhiễm môi trường sinh thái, khai thác cạn kiệt tài nguyên đất nước gây những thiệt hại cho xã hội, quá đề cao lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân, dễ dẫn đến những xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xã hội, các hiện tượng suy thóa đạo đức ngày càng diễn ra mạnh mẽ, trở thành phổ biến trong xã hội. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, trình tại Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân” [24, tr. 67]. Đại hội Đảng lần thứ XI cũng tiếp tục nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” [29, tr. 29]. Những biểu hiện tiêu cực đó ảnh hưởng không nhỏ tới thế hệ trẻ, dễ hình thành trong họ mục đích sống vị kỷ, không quan tâm thậm chí là vô cảm trước lợi ích của cộng đồng và xã hội, từ đó ảnh hưởng xấu đến quá trình phát huy các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Hai là, KTTT mặt trái của nó là mảnh đất dung dưỡng đang làm cho những tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, tác động xấu đến thế hệ trẻ về đạo đức, lối sống, lôi kéo một bộ phận thế hệ trẻ vào tệ nạn xã hội. KTTT làm tăng tự do của con người, cũng dựa vào điều này, một bộ phận thế hệ trẻ không đáp ứng được yêu cầu lao động, hoặc lười làm việc, trở thành những kẻ chuyên kinh doanh cờ bạc, lô đề gây những bất ổn trong xã hội, uy hiếp cuộc sống bình yên của nhiều gia đình trong xã hội. Nhiều quán internet thu hút khách bằng các trò chơi bạo lực, hình ảnh “tươi mát” gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, điều này làm cho tình trạng bạo lực học đường, lối sống thác loạn trong một bộ phận thế hệ trẻ có xu hướng gia tăng. Chính đó cũng làm xói mòn, băng hoại các giá trị đạo
đức thuyền thống của dân tộc, “họ đã giẫm nát mọi giá trị đạo đức của dân tộc và nhân loại” [94, tr. 17].
Ba là, KTTT tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ rệt, những nơi có hạ tầng tốt sẽ gặp lợi thế trong sản xuất kinh doanh, những nơi hạ tầng thấp kém sẽ gặp khó khăn: đó là sự cách biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các ngành nghề… dẫn đến sự khác biệt về mức sống, sinh hoạt, mức hưởng thụ văn hóa cũng như nâng cao đời sống tinh thần, tất yếu dẫn đến sự phân tầng trong xã hội, làm nảy sinh mâu thuẫn… có thể dẫn đến xung đột xã hội gây nên những thiệt hại cho xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ: “Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn và ngày càng doãng ra” [29, tr. 168].
Bốn là, KTTT tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, làm biến dạng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho các giá trị này có những biến đổi nhất định và nó đang đứng trước nhiều vấn đề gây bức xúc cho cả xã hội: như tình trạng du nhập tràn lan các sản phẩm văn hóa độc hại có xu hướng hướng ngoại, coi thường các giá trị truyền thống dân tộc… đã ảnh hưởng, làm xói mòn lối sống vốn có của dân tộc. Như vậy, vấn đề đạo đức, lối sống đang diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích tập thể và của đất nước với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, cơ hội, chạy theo đồng tiền. Có thấy các yếu tố đó, chúng ta mới có cách xem xét và phương hướng, giải pháp đúng đắn khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đạo đức, phát huy giá trị ĐĐTT của dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ hiện nay.