Nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 123 - 127)

3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

3.2.1. Nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho

trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Các chủ thể giáo dục có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình kinh tế - xã hội vì họ trực tiếp nắm trong tay sức mạnh vật chất và tinh thần. Việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội đó.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của cả dân tộc. Đảng đã lãnh đạo đất nước trong công cuộc giải phóng cho dân tộc, xây dựng đất nước và tiến lên CNXH. Chính sự sáng suốt trong đường lối, sự trong sáng đến vĩ đại về đạo đức và sự hùng mạnh của đội ngũ cán bộ đảng viên, Đảng đã tác động đến tư tưởng, tình cảm của toàn dân bằng đường lối, tuyên truyền giáo dục và thuyết phục. Đảng thu phục được con tim, khối óc của toàn dân, nhân dân tin Đảng và đòan kết phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng. Trước tình hình xã hội đầy phức tạp hiện nay đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ việt Nam, “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tri thức mới của thời đại, nâng cao năng lực trí tuệ; xuất phát từ thực tiễn đất nước; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận, kiên định về nguyên tắc, chiến lược, linh hoạt, sáng tạo về sách lược, phương pháp; chống giáo điều, chủ quan, nóng vội” [28, tr. 500-501]. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ đặc biệt là giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc để XDLS cho họ, coi đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược của Đảng. Phải thường xuyên nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và đảng viên đối với công tác này, xác định nhiệm vụ này không chỉ của Đảng mà còn là của mỗi đảng viên và của mỗi tổ chức đảng. Cấp ủy đảng các cấp cần có kế hoạch cụ thể về công tác này, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục giá trị ĐĐTT cho thế hệ trẻ. Các tổ chức đảng cần đi sâu vào trong phong trào của

tuổi trẻ, giúp đỡ để họ mau trưởng thành, tiến bộ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tiên phong gương mẫu, sống mẫu mực để thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Cấp ủy đảng các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, thực hiện tốt chức năng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng nòng cốt trong mọi phong trào thanh niên. Thực hiện yêu cầu này cần tập trung những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, định hướng sự phát triển văn hóa trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình hội nhập và giao lưu giữa các quốc gia hiện nay, vấn đề cần đựợc đặc biệt quan tâm của các dân tộc là làm thế nào giữ được bản sắc riêng song vẫn có đủ bản lĩnh để tồn tại và phát triển. Do đó, phải giáo dục cho toàn xã hội nhất là thế hệ trẻ tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông- phải nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục giá trị ĐĐTT, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc XDLS cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng một tình cảm thực sự, niềm tin vững chắc và quan trọng hơn là có thái độ, hành vi đúng đắn trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội, lối sống ấy mang đặc trưng, bản sắc riêng của dân tộc ta.

Thứ hai, tạo động lực đối với việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị ĐĐTT trong XDLS cho thế hệ trẻ hiện nay. Các chủ thể giáo dục cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục giá trị ĐĐTT thực chất là quá trình chuyển hóa các chuẩn mực đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân, qua đó giúp cho thế hệ trẻ nhận thức rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với người khác và xã hội để điều chỉnh hành vi của mình. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề này, thể hiện ở sự nhận thức đúng đắn về công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng ta trong thời gian qua. Tại Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX cũng đã nêu ra giải pháp: “Triển khai sâu rộng việc giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống trong toàn Đảng, trong cán bộ và nhân dân mà nội dung cơ bản là học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh” [4, tr. 125].

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ thông qua pháp luật được biểu nhiện như sau:

Thông qua pháp luật và các chính sách, chủ trương, Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc điều tiết các quan hệ lợi ích của mọi người trong xã hội, đảm bảo sự bình đẳng về lợi ích cho họ, từ đó tạo sự ổn định về đời sống đạo đức, tạo điều kiện thuận lợi để các chuẩn mực ĐĐTT tồn tại, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển lối sống mới của thế hệ trẻ khi gia nhập hệ giá trị của xã hội hiện đại. Các giá trị ĐĐTT dân tộc được gìn giữ từ ngàn đời nay như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng… đã được Nhà nước thể chế hóa thành quy phạm pháp luật, nên mang tính khả thi cao, chẳng hạn trong Hiến pháp năm 1992 điều 30 có ghi: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội lớn nhất”… Các văn bản dưới luật cũng cho thấy điều này.

Đối với việc bảo tồn và phát huy các phong tục tập quán, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, Nhà nước thông qua chính sách, pháp luật để bảo vệ nhằm mục đích phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ hiện nay. Đối với các hành vi vi phạm đạo đức xã hội, Nhà nước đã ngăn chặn và xử lý kịp thời thông qua các quy phạm pháp luật. Đây là biện pháp quan trọng để giữ gìn trật tự, kỷ cương trong xã hội, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

Nhà nước còn chăm lo giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân trong đó có thế hệ trẻ thông qua việc đưa pháp luật vào cuộc sống, xây dựng xã hội văn minh, mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật, làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội. Mặc dù vậy, trong thực tiễn cho thấy hoạt động của bộ máy Nhà nước còn những hạn chế. Đó là, hệ thống pháp luật ở nước ta còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, việc thực hiện pháp luật có lúc còn chưa nghiêm minh… đáng nói hơn cả là chúng ta còn chưa nhận thức sâu sắc về vai trò giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ. Nên chưa có quy định cụ thể về mặt pháp luật cho công tác này. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc tạo lập môi trường xã hội lành mạnh để giữ gìn và phát huy giá trị ĐĐTT trong XDLS cho thế hệ trẻ hiện nay. Từ những phân tích trên đây cho thấy, sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Đoàn Thanh niên có vai trò rất quan trọng trong công tác này, đó là định hướng việc nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Thời gian qua, đoàn Thanh niên đã có những hoạt động tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ, tập hợp thế hệ trẻ, giáo dục và bồi dưỡng tình cảm đạo

đức cách mạng cho họ. Mặc dù vậy, những hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của tổ chức này trong việc giáo dục các giá trị ĐĐTT cho thế hệ trẻ, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một là, cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua có chất lượng phù hợp với tâm lý lứa tuổi đạo đức của thế hệ trẻ nhằm mục đích giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc hướng tới XDLS mới cho họ theo các nội dung cụ thể như sau:

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tinh thần xung phong, xung kích đi đầu trong các phong trào, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, quyết tâm phấn đấu vì một Việt Nam “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, thực dụng và thói xa hoa lãng phí.

Sống khoan dung, có trách nhiệm với mọi người, biết trên kính dưới nhường. Tích cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các việc làm sai trái.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng.

Đối với việc luyện tài, phải xác định đúng đắn thái độ trong mọi hoạt động lao động, học tập… với một tinh thần cầu thị.

Không ngừng phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ về mọi mặt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay.

Chống thái độ vô trách nhiệm, thụ động cũng như chống lại thói kiêu căng, bệnh thành tích…

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội có chất lượng cao.

Công tác cán bộ có vai trò quan trọng trong mọi công việc, đối với hoạt động Đoàn, Hội cũng vậy. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ Đoàn của chúng ta còn mỏng chất lượng lại chưa cao, phần nhiều là cán bộ kiêm nhiệm mà ít thậm chí không được đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ. Có những cán bộ Đoàn cơ sở (vùng sâu, vùng xa, miền núi) trình độ văn hóa thấp do vậy hoạt động Đoàn kém hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên phải đưa ra chiến lược phát triển, có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ Đòan có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến chế độ chính sách đối với những người làm công tác Đoàn để họ chuyên tâm với công việc, ngoài ra thu hút được nhiều người tài tham gia hoạt động này.

Ba là, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ để tạo ra các phong trào phù hợp nhằm phát huy một cách tốt nhất hiệu quả công tác giáo dục các giá trị ĐĐTT trong việc XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Muốn vậy, phải đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của giới trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay hoạt động Đoàn phải thỏa mãn chú ý đến việc đảm bảo nhu cầu lợi ích chính đáng cho họ thì mới đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả cao trong công tác này. Vai trò của Đoàn còn được thể hiện ở sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật… và hơn thế nữa còn là sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên với các tổ chức chính trị xã hội khác để hoạt động này thực sự phát huy hiệu quả. Việc tạo ra các phong trào này là tạo cơ hội, điều kiện cho thế hệ trẻ được khẳng định mình, hành động và phát huy năng lực sáng tạo của bản thân, góp phần hình thành tình cảm đạo đức trong sáng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w