Bảo đảm thống nhất giữa kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 115 - 119)

3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

3.1.1. Bảo đảm thống nhất giữa kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam

đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

3.1.1.1. Quán triệt triệt để quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta trong việc kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Kế thừa và đổi mới là tính quy luật phổ biến trong sự phát triển của thế giới khách quan. Kế thừa và đổi mới trong lĩnh vực đạo đức có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đó là: chủ động và tích cực vận dụng nguyên lý kế thừa vào quá trình xây dựng và phát triển nền đạo đức của xã hội cho phù hợp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Để đảm bảo thống nhất giữa kế thừa và đổi mới đối với việc giáo dục các giá trị ĐĐTT trong việc XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, cần phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kế thừa và đổi mới các giá trị ĐĐTT dân tộc.

Vận dụng các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi nghiên cứu ĐĐTT chúng ta cần chỉ rõ những mặt tích cực để kế thừa để xây dựng đạo đức mới và những tồn tại của nó phải được loại trừ dần khỏi đời sống đạo đức xã hội, kết hợp giữa các giá trị ĐĐTT với tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại nhằm xây dựng thành công CNXH và tiến lên chủ nghĩa cộng sản, mà trực tiếp là XDLS mới cho thế hệ trẻ văn minh, hiện đại. Đây là một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt, lâu dài giữa cái cũ và cái mới, đặc biệt với các nước quá độ lên CNXH từ nền kinh tế tiểu nông trong đó có Việt Nam. Việc quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa định

hướng việc kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và qua thực tiễn đời sống đạo đức của Người, chúng ta rút ra được những bài học có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc từ việc kế thừa và đổi mới các giá trị ĐĐTT dân tộc cho phù hợp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta hiện nay.

Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng nền văn hóa mới; đạo đức mới không phải là đoạn tuyệt với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà phải kế thừa và phát triển nó trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã luôn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ cho cách mạng, chăm lo giáo dục những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc cho cán bộ, thanh niên, coi trọng chiến lược con người. Trước lúc đi xa, trong Di chúc Bác đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: “Đoàn viên, thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết” [84, tr. 510]. Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của Người đối với việc đào tạo thế hệ trẻ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [81, tr. 222]. Trong đó Người coi việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên là nội dung quan trọng hàng đầu: “Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng” [84, tr. 510]. Bác nhận thức sâu sắc rằng, việc kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc phải dựa trên một cơ sở nhận thức nhất định về lịch sử đất nước và con người Việt Nam. Bác viết:

“Dân ta phải biết sử ta.

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều phạm trù ĐĐTT dân tộc và nhân loại song đã phát triển, làm phong phú nó bằng những nội dung mới phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng, Người đưa vào những khái niệm đạo đức truyền thống thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, biến chúng thành những chuẩn mực của một nền đạo đức mới để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân

dân, chẳng hạn như chữ “nhân” trong tư tưởng đạo đức Nho giáo gắn với người quân tử của giai cấp phong kiến thì Hồ Chí Minh lại quan niệm “nhân” gắn với việc khẳng định vai trò to lớn của nhân dân - lực lượng chân chính sáng tạo ra lịch sử, “Nhân” nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” [79, tr. 276]. Người còn quan niệm nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng bào, đồng chí, kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến dân, sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, không ham giàu sang; hoặc chữ “trung”, “hiếu” với quan niệm trước đây là nói tới nghĩa vụ của bề tôi với vua, con cái đối với cha mẹ, thì Hồ Chí Minh lại đưa vào đó một nội dung mới, cách mạng đó là gắn với yêu cầu phục vụ Tổ quốc và nhân dân, đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết, hết lòng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng quần chúng nhân dân lao động, đấu tranh chống lại tình trạng dân tộc này xâm lược dân tộc khác. Người viết: “Đạo đức ngày trước thì chỉ trung với Vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới , đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước, phải hiếu với dân, với đồng bào” [75, tr. 149]. Hồ Chí Minh không gạt bỏ những từ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong con người Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm của người dân, người con mà Người đưa vào đó một nội dung mới cách mạng hơn.

Đảng cộng sản Việt Nam đã quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc trong việc XDLS mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, điều này đã được thể hiện qua các văn kiện Đại hội của Đảng. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, vị trí quan trọng của vấn đề giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc được nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII như sau: “Đi vào KTTT, HĐH đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng của người khác”.

3.1.1.2. Tiếp thu có phê phán chọn lọc theo tinh thần phủ định biện chứng, chống các khuynh hướng cực đoan,

Kế thừa và phát huy các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học; chống thái độ cực đoan; phải biết tiếp thu một cách có phê phán, chọn lọc các giá trị nhân văn mà loài người tiến bộ đang hướng tới.

Trong thang giá trị ĐĐTT, các giá trị mang tính cộng đồng được đề cao, trong các giá trị cá nhân hầu như chưa được chú ý; nghĩa vụ được đề cao khi quyền lợi lại không được coi trọng. Quan niệm đạo đức phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng là duy tình, các giá trị đạo đức được đề cao trong đời sống xã hội, có khi còn thay thế các giá trị khác “Cái nết đánh chết cái đẹp” dẫn đến hạn chế việc hình thành các giá trị khác ở con người. Lòng nhân ái là đặc điểm nổi bật của giá trị ĐĐTT dân tộc, nhưng trong xã hội cũ nó mới chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau khi chia sẻ thành quả lao động, hoặc trong lúc hoạn nạn chứ chưa thể tạo điều kiện cho các cá nhân khác vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta được hình thành trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, kẻ thù… để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng, trong nhiều trường hợp nó lại bó hẹp trong phạm vi địa phương, làng, xã, dòng họ…do hiểu đoàn kết một chiều nên tinh thần đấu tranh phê bình trong nội bộ chưa cao. Nhiều người có cách hành xử “Dĩ hòa vi quý”, như thế các cá nhân ít có điều kiện để bộc lộ nhân cách của mình. Về vấn đề này, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét trong tác phẩm “Văn hóa và đổi mới” như sau: con người Việt Nam “…giàu tinh thần đoàn kết cứu nước và tương trợ lẫn nhau trước những tai họa lớn của cuộc sống nhưng lại kém ý thức hợp tác thân ái trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, nhạy cảm cái mới nhưng nếu định hướng chung không đủ rõ ràng và bản lĩnh cá nhân không vững chắc thì cũng dễ du nhập từ nước ngoài cả những điều sai lầm, thậm chí độc hại” [36, tr. 38-39].

Qua sự phân tích trên đây cho thấy việc nhận thức đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế lịch sử của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là rất quan trọng, để chúng ta kế thừa, bổ sung, phát triển những mặt tích cực ấy cho phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gạt bỏ những mặt tiêu cực lạc hậu của truyền thống cũ khỏi đời sống đạo đức của con người trong xã hội hiện đại. Làm được như vậy, các giá trị ĐĐTT dân tộc mới thực sự phát huy vai trò là cơ sở, động lực của việc XDLS mới cho thế hệ trẻ cũng như sự phát triển xã hội.

Sức sống của một nền văn hóa nói chung, các giá trị ĐĐTT nói riêng không chỉ ở bề dày của lịch sử và chiều sâu tư tưởng mà hơn thế nó còn được thể hiện ở khả năng tiếp thu và làm phong phú các giá trị đạo đức mà loài người tiến bộ trên thế gới đang vươn tới. Thời đại ngày nay là thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ, những thành quả vĩ đại do cuộc cách mạng đó mang lại cho loài người là không thể phủ nhận, điều đó đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,

hình thành xu thế phát triển mới của thế giới đương đại: sự ra đời của xã hội thông tin, phát triển công nghệ cao trở thành yếu tố then chốt của hiện đại hóa, toàn cầu hóa kinh tế hay sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc. Điều cốt lõi ở đây là chúng ta phải xác định một hệ thống các giá trị trên các lĩnh vực của đời sống con người: kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức… để con người nhân văn và một thế giới tiến bộ tồn tại và phát triển.

Kế thừa và đổi mới các giá trị ĐĐTT dân tộc đòi hỏi phải có sự chọn lọc các giá trị nhân văn, tiến bộ mà loài người đang hướng tới, bổ sung và làm giàu có phong phú nền văn hóa dân tộc, từ đó hình thành lối sống tích cực, văn minh vì sự phát triển bền vững và tốt đẹp nhất của con người. Thế hệ trẻ là những người rất nhạy cảm trước những tác động của các yếu tố thời đại kể cả tác động tích cực và tiêu cực. Do vậy, để có được những con người Việt Nam với lối sống hiện đại, nhân văn cần phải giáo dục các giá trị ĐĐTT trên cơ sở chống khuynh hướng cực đoan, tiếp thu có phê phán chọn lọc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w