Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 78 - 80)

3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

2.1.3. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

“Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [17, tr. 4]. Đối với nước ta, đi lên từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, vì vậy muốn tiến lên xây dựng CNXH phải tiến hành CNH, HĐH. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định đẩy mạnh CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới, là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đã nêu lên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020: mục

tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản chúng ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [29, tr. 103]. Quá trình thực hiện CNH, HĐH ở nước ta trong thời gian qua cho thấy những tác động của nó đến việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ.

Thứ nhất, nước ta tiến hành CNH, HĐH trong khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, do đó chúng ta có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng cao, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng ta biến mục tiêu “dân chủ và công bằng xã hội’ trở thành hiện thực, xây dựng nền đạo đức xã hội lành mạnh, vì con người. Bản thân đạo đức không tự nó hình thành từ “hư vô” mà do điều kiện kinh tế, vật chất của xã hội quy định. Muốn xây dựng một nền đạo đức mới, trước hết phải xây dựng cơ sở kinh tế cho nó nảy sinh và phát triển. Do đó, trong điều kiện một nước nghèo, chậm phát triển như nước ta, CNH, HĐH thực sự trở thành vấn đề mang tính sống còn cả về kinh tế, chính trị và trên phương diện đạo đức, lối sống nữa.

Thứ hai, với cách tổ chức hết sức chặt chẽ, khẩn trương, sản xuất công nghiệp đòi hỏi người lao động, đặc biệt lao động ở những khu công nghệ cao (chủ yếu là lao động trẻ) phải phấn đấu, cố gắng tuân thủ lao động, bắt nhịp với nhịp độ của sản xuất. Điều này góp phần to lớn trong việc làm thay đổi phong cách sống của thế hệ trẻ theo hướng tích cực, hình thành thói quen và lối sống công nghiệp hiện đại, góp phần làm hình thành những chuẩn mực sống mới, tiến bộ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy các giá trị ĐĐTT trong XDLS mới cho thế hệ trẻ.

Tuy vậy, bên cạnh những tác động tích cực của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã nảy sinh những hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ, đòi hỏi chúng ta phải chú ý khắc phục.

Một là, cùng với việc phát triển KTTT, CNH, HĐH tạo ra nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy hình thành nhanh chóng những trung tâm công nghiệp, quá trình đô thị hóa phát triển mau lẹ dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngành nghề trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần. Một bộ phận không nhỏ nông dân bị thu hồi đất, mặc dù đã được đền bù nhưng đang lâm vào cảnh thất nghiệp, phải lên thành phố tìm việc làm. Số khác, trong đó nhiều nhất là thanh niên mới lớn không thể tìm được việc làm do không có trình độ hoặc không thể thích nghi với điều kiện lao động mới đã trở nên lêu lổng, kiếm

sống bằng mọi cách, thậm chí vi phạm pháp luật… Tình trạng này góp phần làm mất sự an toàn, ổn định của xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức xã hội nói chung và quá trình phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ nói riêng. Mặt khác, sự di chuyển lao động và dân cư này cũng làm cho nền văn minh làng xã với những tập tục ngàn đời dần bị mai một, những giá trị ĐĐTT tốt đẹp vì thế có nguy cơ bị lãng quên.

Thứ hai, Quá trình CNH làm năng suất lao động tăng lên không ngừng, nhu cầu về nguyên liệu, đầu vào của sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng, nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm gia tăng những nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Thiên nhiên bị khai thác một cách không thương tiếc dẫn đến cạn kiệt. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp vì tiết kiệm chi phí đầu vào đã xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Những hành động vi phạm đạo đức sinh thái ấy đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ. Đây là tình huống có vấn đề mà trong quá trình đó chúng ta phải từng bước giải quyết. Ở đây, đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để từng bước khắc phục những hiện tượng lệch lạc nảy sinh trên. Cụ thể là phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, sự kiểm tra giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, phải bảo đảm nguyên tắc phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình CNH, HĐH. Điều đó sẽ tạo thành môi trường thuận lợi cho việc XDLS mới cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w