Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay Đẩy mạnh việc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 127 - 132)

3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay Đẩy mạnh việc

truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay.

Giáo dục đạo đức là phương thức quan trọng để phát huy giá trị ĐĐTT, XDLS cho thế hệ trẻ, bởi thông qua giáo dục đạo đức, thế hệ trẻ nhận thức một cách khoa học các giá trị, chuẩn mức đạo đức từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp yêu cầu của xã hội. Trong giáo dục đạo đức, yêu cầu cơ bản là coi trọng giáo dục giá trị ĐĐTT. Đây là cầu nối thế hệ trẻ với quá khứ, để tiếp thêm sức mạnh cho họ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu của ông cha ta, đồng thời cũng tạo ra “cơ chế phòng ngừa, khả năng miễn dịch” với những phản giá trị từ bên ngoài.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như những năm xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, Đảng ta và Bác Hồ đã rất chú ý đến việc giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc và đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhiệm vụ này càng được Đảng và nhân dân ta quan tâm hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

Ở nước ta hiện nay, cơ sở kinh tế cho các tư tưởng đạo đức cũ vẫn đang tồn tại. Hơn thế nữa đạo đức của người sản xuất nhỏ đang tồn tại trong nhân dân lao động, trong giai cấp công nhân, trong cán bộ đảng viên. Muốn XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, chúng ta phải đấu tranh phê phán những quan niệm đạo đức cũ

lạc hậu, đồng thời cần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH để tạo cơ sở kinh tế cho việc hình thành lối sống mới ở lớp người này. Chúng ta không thể nói đến việc XDLS văn minh, hiện đại trên cơ sở một nền kinh tế thấp kém, lạc hậu nhưng cũng phải nhận thức rằng nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế mà không quan tâm tới đời sống đạo đức xã hội thì không thể XDLS mới cho thế hệ trẻ. Do vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế phải chú trọng giáo dục đạo đức nói chung trong đó có giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho đối tượng này. Tuy nhiên trong điều kiện mới, chúng ta phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục các giá trị ĐĐTT để XDLS cho thế hệ trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao. Chúng ta phải nhận thức rằng, ở các cấp học khác nhau, lứa tuổi và trình độ khác nhau, tâm lý khác nhau để từ đó xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp. Phải lựa chọn nội dung những giá trị ĐĐTT cho phù hợp trong thời đại ngày nay và phù hợp đặc điểm tâm lý của thế hệ trẻ. Cần có những biện pháp nhằm phát huy và kích thích tính tự giác, chủ động của đối tượng này: Đảng ta đã nêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 như sau: “Đổi mới chương trình, nội dung phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại… đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống” [29, tr. 216]. Phải kết hợp ba quá trình: giáo dục, tự giáo dục và giáo dục lại. Ba quá trình này có quan hệ gắn bó với nhau. Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội, ba môi trường này có vai trò khác nhau, do vậy phải có biện pháp giáo dục khác nhau sao cho có hiệu quả và phối hợp chặt chẽ cả ba môi trường. Quá trình giáo dục chỉ đạt kết quả cao nhất khi nó trở thành qúa trình tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trí tuệ, thể lực của mỗi con người, vì vậy phải làm thế nào để quá trình giáo dục đạo đức trở thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân, phát huy tính tích cực cá nhân trong việc tự hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức là tất yếu và mang tính chiến lược. Thông qua các bài giảng trên lớp của môn giáo dục công dân, môn đạo đức học, các môn khoa học Mác-Lênin và các môn KHXH nhân văn, thế hệ trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức nói chung, giá trị ĐĐTT nói riêng. Do đó, bài giảng các môn học này phải thường xuyên được bổ sung, không ngừng đổi mới. Tổ chức Đoàn ở các nhà trường cũng cần phải tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, xác định rõ những

phẩm chất đạo đức cần có ở thế hệ trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Phải đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức trong các môi truờng giáo dục sao cho thật phong phú, hấp dẫn; kết hợp các phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại. Thực hiện đa đạng hóa các hình thức giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng, tránh giáo điều xa rời thực tế, mà phải gắn nội dung giáo dục đạo đức với các phong trào chính trị xã hội như phong trào đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, tổ chức các cuộc thi, lồng ghép các hình thức tuyên truyền để thu hút sự tham gia tích cực, tự giác của thế hệ trẻ nhằm phát huy một cách tốt nhất giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ.

Ở đây cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, đưa môn đạo đức học vào chương trình đào tạo bắt buộc của bậc Đại học, Cao đẳng, thay cho việc vận dụng, tùy chọn như trước đây của không ít trường. Đánh giá đúng vai trò của môn giáo dục công dân ở bậc phổ thông, tránh tình trạng xem nhẹ hoặc coi là “môn phụ, kém quan trọng”. Cùng với đó là xây dựng chương trình, bố trí thời gian học cho từng bậc đào tạo hợp lý hơn, tăng cường nội dung giáo dục giá trị ĐĐTT trong chương trình giảng dạy. Đánh giá lại, đổi mới và bổ sung thêm những nội dung mới các giá trị ĐĐTT cho phù hợp điều kiện hiện nay.

Hai là, đào tạo đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên sâu và năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề để đảm nhiệm công tác giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục giá trị ĐĐTT nói riêng cho thế hệ trẻ.

Ba là, lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị ĐĐTT trong các môn học Mác-Lênin, các môn học khác và trong các hoạt động của nhà trường như các hoạt động văn nghệ, các phong trào hoạt động của học sinh, sinh viên, các cuộc thi, hoạt động dã ngoại, tăng cường đưa học sinh, sinh viên đi tham quan di tích lịch sử… Tại các nhà trường, thế hệ trẻ không chỉ thực hiện thuần túy các nhiệm vụ học tập mà họ còn tham gia các hoạt động tập thể, do vậy nhà trường phải lồng ghép nội dung đạo đức qua các phong trào này sẽ thu được kết quả cao trong việc giáo dục đạo đức nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện kỹ năng… để xây dựng lối sống cho họ.

Bốn là, phát huy có hiệu quả vai trò các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, internet, báo chí trong việc giáo dục, bồi dưỡng giá trị ĐĐTT cho thế hệ trẻ nhằm XDLS mới. Công tác này được bắt đầu bằng việc nâng cao đạo đức, trách nhiệm và năng lực của đội ngũ những người làm công tác chuyên môn trên.

Năm là, việc khơi dậy phong trào toàn dân chăm lo giữ gìn, phát huy các giá trị ĐĐTT dân tộc, đấu tranh chống lại các hành vi phản đạo đức trong xã hội là việc làm quan trọng trong việc XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, xây dựng quan hệ đúng mực, xây dựng những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong các mối quan hệ từ trong gia đình đến ngoài xã hội, phê phán những việc làm sai trái… từng bước hình thành, phát triển con người mới XHCN có tâm hồn trong sáng, có ý thức và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Dư luận xã hội là sự thể hiện thái độ của quần chúng đối với các vấn đề xã hội đang được quan tâm. Nó có sức mạnh to lớn trong việc phát huy sức mạnh của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, thông qua đó điều chỉnh hành vi cá nhân và cộng đồng xã hội theo các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội đã được thừa nhận.

Sáu là, duy trì các giá trị ĐĐTT dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống, các ngày lễ lớn cũng như các phong trào quần chúng khác ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân như lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương, Hội Gióng, các bảo tàng lịch sử… cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho mọi người, là nơi để gìn giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các ngày lễ, kỷ niệm hàng năm như ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam mồng 3 tháng 2; ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4; ngày quốc tế lao động mồng 1 tháng 5, ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7 tháng 5, ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9… là dịp để toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc mình.

3.2.2.2. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng vĩ đại, từ những lời nói và đặc biệt là tấm gương sáng ngời về việc thực hành đạo đức. Cả cuộc đời Người luôn khiêm tốn, giản dị, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không những thế Người luôn vận động mọi người làm theo. Những phẩm chất đạo đức cao quý ấy của Người thể hiện nhất quán trong suốt cuộc đời, tất cả đều hướng đến sự tiến bộ đạo đức vì một xã hội phát triển và nhân văn. Tấm gương và tư tưởng đạo đức của Người là nguồn cổ vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân ta vượt lên xây dựng thành công CNXH.

Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 15/4/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phương hướng trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: học tập Bác để mỗi người tốt hơn, trong sáng hơn và dân tộc ta mãi mãi trường tồn. Kết luận Hội nghị, Tổng bí thư cũng đã khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người thày vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Người không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mãi mãi sau này là phải giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng tươi đẹp, dân tộc ta mãi trường tồn và phát triển. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng mà còn là tình cảm, ngụyên vọng của toàn Đảng, toàn dân ta và của mọi người Việt Nam yêu nước.

Hồ Chí Minh đã để lại tấm gương trong sáng về đạo đức trên các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như đối với cá nhân của mỗi con người. Đó là tấm gương đạo đức mới với những biểu hiện cụ thể, giàu tính nhân văn, phong phú, sinh động trên tất cả các mối quan hệ với mình, với công việc, với cộng đồng và xã hội, với dân tộc và quốc tế. Hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc, mà còn trở nên cấp thiết trong việc xây dựng đội ngũ những con người có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của việc phát triển KTTT, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, mà trước hết là đối với thế hệ trẻ - người chủ tương lai của đất nước. Vấn đề đặt ra là, thời gian qua có lúc, có nơi, ở một số ngành, địa phương, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn mang tính hình thức, phong trào, chưa có nội dung thiết thực, chưa tạo được sự hồ hởi phấn khởi, lôi cuốn đông đủ cán bộ, nhân dân tham gia tích cực, tự giác. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của thế hệ trẻ trong học tập đạo đức Hồ Chí Minh, trong XDLS cho thế hệ trẻ.

Để thế hệ trẻ học tập đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó dần hình thành lối sống cao đẹp thì các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội phải xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp tâm tư, tình cảm, đặc điểm của

lớp người này. Đặc biệt, việc học tập đạo đức của Người phải đi vào thực chất, nếu không sẽ rất nguy hiểm vì sự giả dối sẽ tạo thành suy nghĩ, nhận thức lệch lạc ở họ, từ đó hệ lụy phản ngược về XDLS cho thế hệ trẻ sẽ xảy ra. Học tập tấm gương của Bác qua nhiều hình thức phong phú, sinh động: như qua sách báo, ở trường lớp, thực tiễn công việc, trường đời, sinh hoạt của các tổ chức thanh, thiếu niên; nêu gương điển hình tiên tiến; phê phán việc làm xấu; học tập qua các hình thức sinh hoạt tập thể: tham quan du lịch về nguồn, các di tích lịch sử, các phong trào tình nguyện của học sinh, sinh viên…Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” được Trung ương ĐTNCS Hồ Chí Minh phát động đã được thực hiện, sáng tạo, hiệu quả trở thành nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh niên. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống của các cấp tổ chức Đoàn được được chú trọng như: đề cao lòng nhân ái; đạo lý uống nước nhớ nguồn; lối sống văn hóa tình nghĩa; trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; các văn hóa phẩm độc hại, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; lối sống buông thả; lệch lạc về hành vi, hành xử hung bạo; thờ ơ, vô cảm; thiếu trách nhiệm… qua đây góp phần định hướng giá trị chân - thiện - mỹ trong thanh, thiếu niên. Các phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập nghiệp”… được Trung ương Đoàn phát động đạt kết quả tốt, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho thanh niên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w