3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt
2.3.3. Mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Truyền thống xét về đặc trưng là những gì đã trở thành ổn định bền vững tương đối được đông đảo xã hội thừa nhận, hơn nữa đã in sâu vào tâm lý, tập quán của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sức mạnh của truyền thống ở chỗ nó là một hiện tượng tâm lý, tồn tại như một bản năng bẩm sinh, thôi thúc từ bên trong khiến cho hành động hàng ngày của con người được thể hiện một cách thỏa mái. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải phát huy truyền thống để góp phần tích cực vào cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta kế thừa, từ bỏ những di sản nào? Đây là vấn đề thiết thực cần giải quyết, nhưng cũng rất khó khăn. Truyền thống không phải cái gì đó di chuyển ngay vào con người mà chỉ là chất liệu phải được cải tạo biến đổi nâng lên để thành những nhân tố trong cấu trúc của hệ thống những yếu tố nhân cách của con người. Sự biến đổi này hôm nay chính là trong sự tác động qua lại với những nhân tố của hiện đại ở nước ta và trên
thế giới. Tức là chúng ta phải chú ý đến nhân tố hiện đại trong việc kế thừa và đổi mới giá trị ĐĐTT trong giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ.
Mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại nảy sinh khi truyền thống xa rời, không gắn với hiện đại đi đến bảo thủ. Ngược lại nếu hiện đại mà không đưa ra nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống thực tiễn, hoặc làm nghèo nội dung nhân bản của con người hiện đại cũng sẽ bị đào thải, loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không thể trở thành “truyền thống” cho tương lai.
Trước xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều giá trị đã từng được coi là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng đã bị đảo lộn. Không ít người đã không ý thức được rằng các giá trị ĐĐTT dân tộc có sức sống riêng, tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, từ đó dẫn đến việc con người tiếp thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang một cách tràn lan, không có chọn lọc, đưa lại hậu quả dễ quên đi truyền thống, mất phương hướng, sống thiếu lý tưởng… Điều này trái với truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Do đó, một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục các giá trị đạo đức là kết hợp biện chứng giữa giáo dục các giá trị ĐĐTT với yếu tố hiện đại, từ đó xây dựng một lối sống mới nhân văn, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình. Đạo đức như một cơ thể sống, luôn diễn ra sự vận động biến đổi của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Một lối sống không có sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài thì sớm hay muộn cũng sẽ bị tụt hậu so với lối sống chung của nhân loại.
Giáo dục các giá trị ĐĐTT cho thế hệ trẻ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay nhằm mục đích giúp cho họ định vị mình trong không gian văn hóa cộng đồng, đặt họ vào môi trường văn hóa lành mạnh, từ đó có sự định hướng, giáo dục đúng cho sự phát triển để XDLS mới cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục là kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị đạo đức của xã hội hiện đại. điều này giúp cho chúng ta vừa bảo tồn phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa làm phong phú những giá trị đạo đức ấy nhờ vào sức mạnh của các yếu tố ngoại sinh để đào tạo một lớp người mới có đủ năng lực, bản lĩnh thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, việc kế thừa, bảo tồn một cách có chọn lọc các giá trị ĐĐTT là một tất yếu khách quan, đồng thời phải tập trung xây dựng những giá trị đạo đức mới,
thành tựu mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay. Nhiệm vụ này luôn gắn chặt với quá trình mở cửa, hội nhập, tiếp nhận các giá trị của thế giới đương đại làm giàu các giá trị dân tộc, nâng cao trình độ phát triển của văn hóa Việt Nam lên tầm cao mới.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy vấn đề cần quan tâm trong việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong việc XDLS ở nước ta hiện nay là quá trình phát hiện những vấn đề nảy sinh và các mâu thuẫn để từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp góp phần xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ văn minh hiện đại theo yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại.
Tiểu kết chương 2
Với vai trò là nguồn nhân lực quan trọng của sự phát triển, thế hệ trẻ đang kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Trong quá trình học tập, rèn luyện, đa số họ vẫn giữ gìn và tiếp nối các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của cha ông, trau dồi tri thức khoa học, rèn luyện đạo đức, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, hăng hái, gương mẫu trong các phong trào chính trị xã hội - thực tiễn. Kết quả đạt được từ những phong trào này đã góp phần tích cực đối với đời sống xã hội, khẳng định vai trò to lớn của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bên cạnh đó vẫn còn có tình trạng một bộ phận thanh thiếu niên vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, có lối sống thiếu lành mạnh, thậm chí còn bị truy tố trước pháp luật.
Những hạn chế này là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Một phần do tác động mặt trái của KTTT, mở cửa hội nhập, giao lưu văn hóa; một phần do các nhân tố chủ quan đó là, sự chưa quan tâm đúng mức công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ của các chủ thế giáo dục. Để khắc phục tình trạng trên, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong lối sống của thế hệ trẻ cần có phương hướng và giải pháp đúng đắn, cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự tham gia của các chủ thể với những trách nhiệm khác nhau. Cụ thể là, những quan điểm chỉ đạo và định hướng của Đảng và của Nhà nước; sự giáo dục trong toàn bộ hệ thống giáo dục của các nhà trường; vai trò của các tổ chức xã hội, trực tiếp là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các cơ quan truyền thông và sự chủ động của bản thân thế hệ trẻ thông qua hoạt động học tập, lao động và đấu tranh xã hội.
Chương 3