3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt
2.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với những
trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với những hạn chế của lực lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống hiện nay
Mỗi con người cần phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc cần phải biết lịch sử của mình, đánh mất quá khứ cũng là đánh mất chính mình. Trong các truyền thống quý báu của dân tộc ta, nổi bật lên là giá trị ĐĐTT. Nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại phát triển trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền chắt lọc, chuyển giao nối tiếp qua các thế hệ, qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Vì thế, việc giáo dục giá trị ĐĐTT trong XDLS mới ở Việt Nam nói chung, cho thế hệ trẻ nói riêng hiện nay là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy, việc thực hiện yêu cầu này còn những hạn chế:
Về phía các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội
Thời gian qua, các cấp ủy đảng, các tổ chức, đoàn thể, chính trị- xã hội có những đóng góp nhất định trong giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ. Nhưng một số nơi còn chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh niên nói chung và giáo dục giá trị ĐĐTT nói riêng. Một số địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền còn chưa có chương trình hành động cụ thể cho đối tượng này, nếu có cũng chỉ là hình thức mang tính phong trào.
Các tổ chức chính trị - xã hội như Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là nơi tập hợp và đoàn kết thanh, thiếu niên song cũng bộ lộ nhiều hạn chế trong công tác giáo dục truyền thống, XDLS cho họ, cụ thể:
Sự chỉ đạo của Đoàn, Hội cấp trên chủ yếu bằng văn bản, tập huấn, mô hình điểm, trong khi đó sự chủ động của cấp cơ sở còn yếu, thiếu sáng tạo.
Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội ít được đào tạo bài bản và mang tính chuyên nghiệp, chủ yếu trưởng thành, phát triển qua các phong trào.
Hoạt động này chưa được thực hiện đều khắp giữa các vùng miền; giữa thành thị và nông thôn; giữa miền xuôi với miền ngược, đặc biệt là với thanh, thiếu niên ở miền núi, dân tộc thiểu số.
Hình thức và nội dung giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa có nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn.
Sự phối hợp của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn , Đội chưa chặt chẽ, chưa đi vào chiều sâu.
Thực tế này cho thấy, chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu và khắc phục những tồn tại.
Về phía nhà trường.
Một là, tình trạng thiếu hụt và phân bố không đồng đều đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, đặc biệt là môn đạo đức học ở các cấp đào tạo.
Tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người không tự nhiên mà có. Chúng là kết quả của quá trình gíao dục trong nhà trường, gia đình, xã hội và tự rèn luyện của mỗi con người. Nhà trường và xã hội là một thể thống nhất. Nhà trường là một bộ phận hợp thành của xã hội, do vậy không thể không chịu những tác động của xã hội. Chất lượng giáo dục, đào tạo như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động, trong đó không thể không kể đến vai trò đội ngũ giáo viên. Trong hệ thống giáo dục đạo đức nhà trường, thì đạo đức nhà giáo có ảnh hưởng lớn tới đạo đức, lối sống của người học.
Thực tế những năm qua cho thấy, đội ngũ giáo viên các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn khoa học Mác-Lênin của chúng ta còn nhiều bất cập: thiếu về số lượng; phân bổ trong các trường còn chưa đồng đều; công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao cho giảng viên lý luận chính trị chưa được quan tâm đúng mức; chưa có chuyên ngành đào tạo đối với môn Đạo đức học, do đó giảng viên môn học khác phải kiêm nhiệm. Việc đầu tư chuyên sâu cho môn học là quá ít so với yêu cầu…vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả học tập các môn học này của học sinh, sinh viên. Mặt khác, công tác giáo dục đạo đức nhà giáo cũng chưa được quan tâm thích đáng. Nền giáo dục của Nhà nước Việt Nam XHCN đã tồn tại khá lâu, nhưng đến ngày 16 tháng 4 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành quy định đạo đức nhà giáo làm cơ sở cho giáo viên rèn luyện, phấn đấu. Mặc dù vậy, cho đến nay hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định này tới đội ngũ giáo viên còn chưa được chú trọng, nhiều giáo viên vẫn chưa biết quy định này để thực hiện.
Công tác giáo dục đạo đức là một trong những chức năng cơ bản, có nhiệm vụ hàng đầu của các nhà trường trong hệ thống giáo dục nước nhà. Mặc dù vậy, thời
gian qua đã xuất hiện những hiện tượng coi trọng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên. Các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những môn học trực tiếp giáo dục đạo đức và niềm tin lý tưởng cộng sản cho sinh viên nhưng một số nơi lại không được chú trọng, có khi còn bị xem nhẹ. Suốt một thời gian dài chúng ta chưa thực sự coi trọng những môn học như: các môn Lịch sử Đảng (nay là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam), môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (nay nằm trong chương trình môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin), môn Đạo đức học, Mỹ học ở bậc Đại học, môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông, dẫn đến tình trạng học đối phó cho xong. Việc giáo dục đạo đức trong các trường đại học chưa được quan tâm đúng mức ngay cả trong các trường sư phạm, thể hiện là rất ít trường đưa môn đạo đức học vào chương trình giảng dạy, do vậy những tri thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức không được chuyển tải đến người học.
Hai là, nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa bắt nhịp với hiện thực cuộc sống đang biến đổi không ngừng.
Mặc dù trong các nhà trường đã triển khai, thực hiện đầy đủ việc giảng dạy các môn học Lý luận chính trị và các môn KHXH và nhân văn, nhưng hiện tại thời gian học tập cho các môn học này còn rất khiêm tốn. Sự bất cập về thời gian như vậy đã gây lúng túng cho hoạt động giảng dạy của thầy và việc tiếp thu tri thức của người học. Hơn thế nữa hoạt động thăm quan, thực tế gần như không được thực hiện đã ảnh hưởng tới việc truyền đạt nội dung giáo dục toàn diện cho đối tượng này.
Trong quá trình giảng dạy, sự không thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, những vướng mắc được bộc lộ trong khi người thày chưa có lời giải đáp thuyết phục là hệ quả của hàng loạt vấn đề nảy sinh ở thế hệ trẻ. Nội dung giảng dạy thì lớn, thời gian dành cho hoạt động này lại không nhiều, một bộ phận học sinh, sinh viên tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến công tác giáo dục, coi nhẹ việc tự giáo dục, tự rèn luyện dẫn đến sa đà thậm chí còn bị tha hóa. Điều đó cho thấy, những nội dung mang tính lý luận được truyền thụ cho sinh viên trong các nhà trường đang có những biến động. Những hiện tượng trong cuộc sống trái ngược bản chất đạo đức XHCN, những hiện tượng tiêu cực cũng đã xuất hiện như quan liêu, tham nhũng, một bộ phận cán bộ đảng viên chuyên quyền độc đoán… Những hành vi tiêu cực thiếu văn hóa, các tệ nạn xã hội… vẫn đang tồn tại trong nhà trường, thậm chí ngày càng có chiều hướng gia tăng đã tác động đến thế hệ trẻ, làm mất lòng tin vào cuộc
sống, xa rời giá trị ĐĐTT dân tộc, xa rời lý tưởng cách mạng. Từ thực tiễn xã hội nói trên cho thấy cần phải có phương hướng, giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
Cũng phải kể đến sự thiếu gương mẫu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, những người thày, cô giáo trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, chẳng hạn như tham ô, nhận hối lộ, buôn lậu, chiếm đoạt tài sản công, đạo đức giả… làm cho thế hệ trẻ mất lòng tin, ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giáo dục. Qua điều tra cho thấy, có 57,9% giáo viên được hỏi coi nạn tham ô, tham nhũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác giảng dạy các môn Mác-Lênin; 41,3% sinh viên cho rằng ảnh hưởng rất nghiêm trọng; 38,7% cho là ảnh hưởng nghiêm trọng [10]. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội làm tăng thêm nỗi day dứt, lo lắng trong sinh viên. Có 61,1% thanh niên được hỏi cho rằng: hiện nay xã hội có quá nhiều bất công, tiêu cực [88]. Kết quả cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 năm 2008 cho thấy, có tới 22% học sinh trả lời giáo viên của trường họ phạt học sinh bằng hình thức dọa nạt, mắng mỏ [103, tr. 42]. Để khắc phục tình trạng này, gây dựng lại hình ảnh người thày mẫu mực, cao quý đòi hỏi có sự nỗ lực rất nhiều của ngành giáo dục và từ phía các thày cô giáo.
Những đặc điểm và điều kiện mới của thế hệ trẻ hiện nay đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của họ. Những xu hướng mới nảy sinh trong các quan niệm về giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ nhưng chưa được các tổ chức Đảng, Đoàn, các cơ quan nghiên cứu đưa ra dự báo để đổi mới nội dung, phương thức giáo dục phù hợp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao. Nhiều khía cạnh mới mang tính lý luận chưa được làm sáng tỏ, nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết như giáo dục giá trị đạo đức trong XDLS cho thế hệ trẻ trong lĩnh vực lao động sản xuất, trong hoạt động chính trị xã hội, văn hóa tinh thần và lĩnh vực giao tiếp chưa có lời giải đáp thuyết phục. Điều đó ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS văn minh, hiện đại cho thế hệ trẻ.
Về phía gia đình.
Trong mọi chế độ xã hội, gia đình luôn có ảnh hưởng lớn tới đạo đức, lối sống của các cá nhân. Hiện nay, chức năng của gia đình nhất là trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống gặp không ít khó khăn do tác động của tình hình
kinh tế- xã hội. Cha mẹ bị cuốn vào vòng mưu sinh, vì vậy việc dạy dỗ con cái về gia phong lễ nghĩa cũng không được chú trọng, kiểu gia đình hạt nhân là phổ biến trong xã hội đương đại làm cho các thế hệ ít có điều kiện gần gũi, nên việc tiếp thu các giá trị truyền thống của thế hệ trẻ từ ông bà là rất ít ỏi. Hơn thế có những bậc cha mẹ vì chạy theo đồng tiền đã vi phạm đạo đức xã hội, làm trái luân thường đạo lý, chạy theo lối sống thực dụng… đã tác động đến con cái quay lưng lại với truyền thống, xa rời giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị đạo đức tốt đẹp này.
Sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, thiếu tính cụ thể.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong quá trình giáo dục nói chung, giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc nói riêng. Mặc dù vậy, thời gian qua sự phối hợp này còn nặng tính hình thức, chung chung, thiếu cụ thể. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, định hướng đối với giáo dục thế hệ trẻ nhưng mỗi chủ thể dường như lại có một “sân chơi riêng”, mạnh ai nấy làm, khi không đạt kết quả mong muốn lại đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau. Điều này làm cho chúng ta thấy phải có thái độ đúng đắn để sớm khắc phục những tồn tại, mang lại hiệu quả giáo dục cao.