Những hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 94 - 103)

3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt

2.2.2. Những hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, những hạn chế về nhận thức và quan điểm chỉ đạo của các chủ thể giáo dục đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ

Một là, những hạn chế của chủ thể giáo dục

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ, việc giáo dục đạo đức thế hệ trẻ còn có những hạn chế nhất định. Có thể thấy rằng, trong khi tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là phát triển kinh tế, có cơ sở Đảng và chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc cho thế hệ trẻ trong XDLS hiện nay. Từ đó, dẫn đến việc giáo dục thế hệ trẻ chưa gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa; chưa giải quyết được những vấn đề xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh với đấu tranh chống lại các hiện tượng sai trái, lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa trong thế hệ trẻ. Trong Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII, Đảng ta nhận định: “Công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong quá trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại” [21, tr. 52]; “Không ít tổ chức Đảng yếu kém, nhất là cơ sở, không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Đảng” [28, tr. 487]; “Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn nhiều hạn chế, thiếu sót: tính định hướng, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao… Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống còn chung chung, kém hiệu quả” [28, tr. 491]

Công tác Đoàn, Hội còn những tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là công tác giáo dục truyền thống còn chưa đều khắp trong cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa. Công tác Đoàn, Hội mới chỉ chú ý một số nội dung giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết cộng đồng, tiết kiệm… hình thức đơn điệu chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay, trong khi các nội dung mới mang tính thời đại cần triển khai lại chưa được coi trọng như vấn đề việc làm, lao động có kỷ luật, văn hóa giao thông, nếp sống văn minh nơi

công cộng… hơn thế nữa công tác này còn không được tiến hành thường xuyên, chủ yếu là mang tính phong trào. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã nhận định thực trạng trên như sau: “Hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn chưa cao, chưa đến được các đối tượng thanh niên chậm tiến; Đòan chưa tận dụng hết cơ hội, chưa phát huy hết sức mạnh của các lực lượng xã hội và các nguồn lực trong công tác giáo dục thanh niên. Phương thức giáo dục của Đoàn chậm đổi mới, chưa đáp ứng nhu cầu, tâm lý của Đoàn viên, thanh niên” [32, tr. 15].

Sự lơ là, coi nhẹ giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ của nhiều gia đình hiện nay.

Trong cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, những tác động tiêu cực và tích cực đã ảnh hưởng đến cuộc sống của từng gia đình hiện nay. Phần lớn các gia đình, đặc biệt là ở thành phố, ông bà không sống cùng con cháu là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự phát triển khoa học kỹ thuật dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về thói quen, thẩm mỹ… tạo ra sự khác biệt về tâm lý. Vì thế các thế hệ già và trẻ thích sống riêng hơn là cùng chung dưới một mái nhà, do vậy trẻ em ít có điều kiện được gần gũi, trò chuyện với ông bà để lĩnh hội những hình thức giải trí, nghệ thuật truyền thống. Trong khi, việc giáo dục đạo đức truyền thống trong gia đình thường được thực hiện bằng phương pháp truyền khẩu, kể chuyện hay là uốn nắn hành vi… có nghĩa là cách thức đó đòi hỏi phải có nhiều thời gian để thực hiện. Không ít các bậc cha mẹ nhận thức sai lầm rằng chỉ cần lo cho con có được cuộc sống đầy đủ về vật chất sẽ mang lại tương lai tốt cho con cái sau này mà quên đi nhiệm vụ vô cùng quan trọng là giáo dục đạo đức, đặc biệt là giá trị đạo đức truyền thống cho con cái, dẫn đến những sự đổ vỡ đáng tiếc. Lối sống đề cao quá mức đồng tiền làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh sóng gió: trẻ em không được sự quan tâm, bảo ban của cha mẹ mà sinh hư; người già trở thành cô đơn vì không ai thăm nom… hôn nhân bị chi phối bởi tiền bạc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn gia tăng; vì tiền mà người ta sẵn sàng lừa gạt lẫn nhau, thậm chí là cả người thân trong gia đình. Vì vậy chúng ta phải tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội để củng cố và phát triển gia đình, góp phần phát triển xã hội. Đây là biện pháp quan trọng trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống theo những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc phù hợp trong điều kiện hiện nay, bằng mọi cách củng

cố gia đình như một đơn vị cơ sở của xã hội cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng CNXH.

Hai là, hạn chế về nội dung giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay.

Mặc dù việc giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ ở nhà trường bước đầu được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tuy nhiên chúng ta thấy vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa dành cho nó một vị trí xứng đáng với yêu cầu của xã hội. Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, công tác giáo dục, đào tạo trong các nhà trường vẫn dừng lại ở việc trang bị kiến thức, đào tạo kỹ năng tay nghề mà chưa chú trọng thường xuyên đến giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống. Thực tế trong các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông trung học… việc quan tâm giáo dục truyền thụ các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn mờ nhạt. Thời lượng dành cho các môn học này còn ít so với yêu cầu. Nội dung giáo dục còn nghèo nàn, phương pháp lạc hậu… dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc XDLS mới cho thế hệ trẻ trong thời kỳ CNH, HĐH.

Cũng từ việc chưa coi trọng công tác giáo dục giá trị ĐĐTT cho thế hệ trẻ nên đã góp phần làm gia tăng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của lớp người này. Việc giảng dạy các môn học về chính trị, đạo đức, lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ chưa được đầu tư như các môn học chuyên ngành khác, từ lý luận đến thực tiễn còn khoảng cách đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ không biết, không hiểu và không yêu lịch sử truyền thống của dân tộc mình. Tình trạng này cũng đã diễn ra ngoài xã hội. Mặt khác, việc định hướng các giá trị đạo đức đã được đề cập nhưng chưa được chú ý đúng mức. Các hoạt động đoàn thể trong và ngoài trường nhiều khi mới dừng lại ở tính hình thức, thiếu chiều sâu, chưa có sự sáng tạo, đa dạng các hình thức hoạt động, thiếu hấp dẫn người học nên tác động của những phong trào này đối với quá trình giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử truyền thống cho người học chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, những hạn chế của các phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật trong việc tác động đến giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay.

Trong mọi hoạt động nhằm mục đích giáo dục các giá trị ĐĐTT dân tộc trong XDLS cho thế hệ trẻ, thì việc tuyên truyền, vận động, giáo dục trên các

phương tiện thông tin đại chúng là rất quan trọng. Bên cạnh những thành công nhất định, thời gian qua chúng ta chưa khai thác hết hiệu quả của công tác này, các phương tiện truyền thông và nghệ thuật của nước ta còn những bất cập, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao, nhất là giới trẻ hiện nay. Cụ thể là các chương trình phát sóng còn ít lại chưa được quan tâm đúng mức… Các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, báo chí, truyền hình… chưa thật chú trọng, chưa điển hình trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, xây dựng lý tưởng cho thế hệ trẻ.

Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận được coi là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì thế một số tờ báo bị cuốn vào vòng xoáy này, thích chạy theo những vấn đề “nóng” của xã hội hơn là giành những chuyên mục cho việc giáo dục đạo đức, tôn vinh các giá trị truyền thống. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật thay vì ca ngợi cuộc sống chiến đấu, lao động… của con người lại nhường chỗ cho các tác phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu giải trí hời hợt của không ít độc giả trong xã hội. Theo khảo sát 5 tờ báo và tạp chí: Tiền phong, Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, báo Thanh niên, Tạp chí Thanh niên thì cứ 25 bài đăng mới có 1 bài liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng cho thanh niên, sinh viên, con số này chiếm tỷ lệ 4% [88]. Chưa kể một số phóng viên thoái hóa biến chất, bất chấp mọi thủ đoạn để mưu lợi cá nhân: vòi tiền, đưa tin thất thiệt gây bất lợi cho doanh nghiệp… làm mất uy tín của những người làm báo, gây hoang mang, mất lòng tin của giới trẻ đối với Đảng, chế độ. Những thông tin của một số ca sĩ bỏ ra nước ngoài nói xấu chế độ, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước gây ảnh hưởng bất lợi đối với đạo đức xã hội; các hình ảnh lệch chuẩn “chụp ảnh, quay video clip, trang phục biểu diễn” của một số ca sĩ, diễn viên đã được đăng tải, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đến giá trị tốt đẹp của dân tộc. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan chức năng phải củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin truyên truyền.

Thứ ba, các phong trào chính trị xã hội - thực tiễn trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ còn mang tính hình thức, không thường xuyên.

Các phong trào chính trị - xã hội thực tiễn có tác dụng rất lớn trong giáo dục giá trị ĐĐTT dân tộc cho thế hệ trẻ. Mặc dù vậy, quá trình triển khai công tác này cho thấy còn những bất cập, cụ thể là: công tác này nhiều khi còn chưa được các

cấp, các ngành và các đoàn thể quan tâm đúng mức, nhiều địa phương coi đây là hoạt động đặc thù của Đoàn thanh niên, hoặc có phát động thì thiếu sự nhất quán từ trên xuống dưới mà theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, nhiều phong trào mang tính hình thức, không sát với thực tế trong khi những vấn đề nóng mà giới trẻ quan tâm như nghề nghiệp, tình yêu, tình dục lại chưa được nghiên cứu để có kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.

Nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên trước đây là sinh hoạt chính trị, ca hát theo kiểu “tự biên tự diễn”. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học phát triển mạnh, đời sống kinh tế rất phát triển, nhiều loại hình giải trí mới xuất hiện, do vậy mà thế hệ trẻ thỏa thích lựa chọn, tiếp cận. Nhu cầu của giới trẻ cũng khác trước, nếu không có những phong trào thiết thực, hấp dẫn mang tính thời sự thì khó có thể thu hút được thế hệ trẻ tham gia nhiệt tình. Vấn đề này đòi hỏi được quan tâm, đầu tư nghiêm túc để phát huy tốt nhất vai trò giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục ĐĐTT nói riêng trong XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, những hạn chế của bản thân thế hệ trẻ trong học tập, phát huy giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng lối sống

Một là, một bộ phận không nhỏ trong thế hệ trẻ có ý thức chính trị thấp: ít hoặc không quan tâm đến chính trị, bàng quan với thời cuộc, với truyền thống cách mạng của dân tộc, không chịu phấn đấu, rèn luyện, dao động về lập trường tư tưởng, mờ nhạt lý tưởng, sống buông thả. Các cuộc điều tra xã hội học cho thấy hơn 40% số thanh niên được hỏi và 68% sinh viên không quan tâm đến những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Theo số liệu của một cơ quan nghiên cứu về thanh niên thì 64,8% số thanh niên gia nhập Đoàn là “a dua”. Cuộc điều tra khảo sát kiến thức học sinh, sinh viên, công nhân và thanh niên về văn hóa lịch sử dân tộc cho kết quả 39% không biết rõ Vua Hùng là ai; 64% không biết về Trương Định; 71,4% không biết Lương Thế Vinh; 59,4% không biết Chu Văn An và 43% trả lời Việt Nam có hơn 100 dân tộc [106, tr. 217-234].

Hiện nay một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không chú ý lợi ích tập thể, không tôn trọng giá trị văn hóa lịch sử hay đạo đức xã hội, không tìm hiểu và nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tác động mặt trái của cơ chế thị trường tác động không ít đến niềm tin, lý tưởng sống của thế hệ trẻ, biểu hiện là sự lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, thiếu niềm tin vào nền tảng lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác-

Lênin, vào sự lãnh đạo của Đảng, có tư tưởng sùng ngoại và cuốn theo lối sống phương Tây. Thực trạng này làm cho chúng ta rất đáng lo ngại về việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức yêu nước, truyền thống tự cường của dân tộc.

Hai là, một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ trong xã hội có lối sống vị kỷ cá nhân, thực dụng, xa rời giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Sự suy giảm đạo đức, lệch lạc về lối sống trong một bộ phận thế hệ trẻ thể hiện ở khuynh hướng vật chất hóa các hành vi ứng xử, coi nhẹ truyền thống dân tộc. Họ muốn thể hiện đẳng cấp của mình bằng sự “sành điệu” trong các bộ trang phục ngoại nhập, các phương tiện sinh hoạt đắt tiền, quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh, không tu dưỡng học tập cũng như chẳng hề quan tâm tới tương lai sẽ như thế nào, chỉ đắm đuối hưởng lạc, ăn chơi thỏa thích. Vài thập niên gần đây, những nghiên cứu cho thấy vấn đề liên quan đến tình dục của giới trẻ như “sống thử”, nạo phá thai… đang diễn ra phổ biến, lan tràn vào học đường ảnh hưởng mạnh mẽ đến học sinh, sinh viên. Báo cáo đề dẫn tại hội thảo do Trung ương hội sinh viên Việt Nam, Bộ y tế, Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình tổ chức cho số liệu: với câu hỏi “bạn có muốn sống thử?” đã có 70,29% bạn nam trả lời là có, 61% bạn nữ cùng câu trả lời; 15% bạn trẻ ở Hà Nội cho biết đã quan hệ tình dục trước hôn nhân, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 25%. Năm 2007, Vụ Văn hóa- Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương phối hợp với Vụ Công tác học sinh sinh viên (BGD&ĐT) đã điều tra khảo sát ở 30 trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước cho chúng ta một con số rất đáng lo ngại: 51,4% sinh viên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ triết học GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w