Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Ở trên thế giới, các công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ ở nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu cơ bản cho tới các nghiên cứu ứng dụng, trong đó nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng được nhiều tác giả quan tâm trong những năm gần đây; các phương pháp nghiên cứu cũng khá đa dạng và được hoàn thiện dần, đặc biệt là đã ứng dụng phương pháp mô hình hoá để biểu diễn các mối quan hệ giữa sinh khối và lượng carbon tích luỹ với các chỉ tiêu điều tra, giúp cho việc ứng dụng vào thực tiễn nhanh và thuận lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
- Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng mặc dù còn ít nhưng cũng có bề dày lịch sử. Nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào rừng trồng một số loài cây chủ yêu như Keo, Đước, Thông,… sinh khối rừng tự nhiên còn ít được quan tâm. Trong các nghiên cứu mới chỉ quan tâm tới những bộ phận có ý nghĩa kinh tế của cây như thân, cành, lá; sinh khối rễ ít được quan tâm.
Về nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon ở nước ta vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, mới bắt đầu tiến hành từ năm 2004 trở lại đây. Nhìn chung, số lượng các công trình nghiên cứu còn rất ít, nội dung nghiên cứu tập trung vào xác định khả năng hấp thụ carbon, xác định tiêu chí rừng CDM.
Các kết quả nghiên cứu bước đầu đã cung cấp những thông tin cần thiết về sinh khối và lượng carbon tích luỹ ở một số dạng rừng trồng. Tuy nhiên, đối với Mỡ số lượng công trình nghiên cứu còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa gắn nhiều với điều kiện lập địa vì vậy khả năng ứng dụng trong thực tiễn chưa cao. Mỡ là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta đặc biệt là ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Những nghiến cứu về sinh khối và lượng carbon tích luỹ của rừng Mỡ trồng là hết sức cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng theo cơ chế phát triển sạch CDM và định giá rừng ở nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU