Mối quan hệ giữa lượng carbon tích lũy trong cây cá thể với các nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 71 - 72)

tố điều tra lâm phần

Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp để xác định lượng carbon tích lũy trong cây cá thể và trong cả hệ sinh thái rừng. Chẳng hạn, xác định carbon gián tiếp thông qua sinh khối cây cá thể, xác định lượng carbon trực tiếp thông qua công nghệ viễn thám GIS với các công cụ như ảnh hàng không, rada, ảnh viễn thám, laze, hệ thống định vị GPS,… hoặc đo trực tiếp quá trình sinh lý điều khiển cân bằng carbon trong hệ sinh thái, phương pháp phân tích hiệp phương sai dòng xoáy,… Tuy nhiên, sử dụng các phương pháp này khá tốn kém, nên không thể áp dụng trên diện rộng, hoặc khá phức tạp nên còn ít được áp dụng ở nước ta. Để khắc phục nhược điểm này, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa lượng carbon tích lũy trong cây cá thể với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định làm cơ sở cho việc tính toán nhanh lượng carbon tích lũy ở rừng Mỡ thông qua xác định một số nhân tố điều tra rừng.

Đề tài thăm dò các dạng phương trình tuyến tính và phi tuyến. Kết quả đã chọn được các phương trình tương quan thích hợp nhất giữa lượng carbon tích lũy trong các bộ phận thân, cành và lá với các nhân tố điều tra được trình bày ở phụ lục 04. Bảng 4.17 trình bày kết quả xây dựng các phương trình hồi quy giữa tổng lượng carbon tích lũy trong cây cá thể với các nhân tố điều tra.

Bảng 4.17: Mối quan hệ giữa tổng lƣợng carbon tích lũy trong cây cá thể với các nhân tố điều tra

Phƣơng trình hồi quy P.T R Sig.F Sig.Ta1

lnCZ = 1,615 + 0,379.lnD1.3 4.20 0,974 0,005 0,005 lnCZ = 2,803 + 0,265. lnD1.3 4.21 0,976 0,004 0,004 lnCZ = 1,133 + 0,895. lnD1.3 4.22 0,993 0,001 0,001

Qua bảng 4.17 cho thấy thực sự tồn tại mối quan hệ giữa tổng lượng carbon tích lũy trong cây cá thể với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

như D1.3. Các phương trình lập được có hệ số tương quan rất cao (R = 0,974 - 0,993) và có cùng dạng phương trình: lnCZ = a0 + a1.lnD1.3, đây là dạng phương trình một lớp, đơn giản và dễ sử dụng trong quá trình xác định sinh khối nhanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 71 - 72)