Nghiên cứu tổng sinh khối tươi toàn lâm phần

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 63 - 66)

4.3.1.1. Cấu trúc tổng sinh khối tươi toàn lâm phần

Từ các kết quả tính toán sinh khối cây cá thể, sinh khối vật rơi rụng và sinh khối cây bụi, thảm tươi có thể xác định được cấu trúc tổng sinh khối tươi toàn lâm phần (bảng 4.11).

Bảng 4.11: Tổng sinh khối tƣơi toàn lâm phần theo độ tuổi

Đơn vị: Kg/ha Số OTC Tuổi rừng N (Cây/ha)

Tổng sinh khối tƣơi toàn lâm phần trên 1 ha

Tầng cây gỗ Vật rơi rụng Cây bụi, thảm tươi Tổng Kg % Kg % Kg % Kg 1 6 1325 36.729 61,5 12.395 20,7 10.657 17,8 59.781 1 8 1237 41.093 77,6 5.716 10,8 6.132 11,6 52.941 1 10 1081 55.585 86,0 4.352 6,7 4.712 7,3 64.649 Nhận xét:

Về sinh khối tươi tầng cây gỗ

Sinh khối tươi tầng cây gỗ là tổng sinh khối của toàn bộ các cây cá thể Mỡ trong lâm phần, chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào mật độ lâm phần và sinh khối cây cá thể. Khi tuổi cây rừng tăng lên thì sinh khối tầng cây gỗ cũng tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, do sự ảnh hưởng quá lớn của mật độ, nên đôi khi quy luật diễn biến sinh khối tầng cây gỗ không tuân theo quy luật trên.

Sinh khối tươi tầng cây gỗ cao nhất ở tuổi 10 và thấp nhất ở tuổi 6, trung bình đạt 44.469 kg/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

Về cấu trúc sinh khối tươi phần trên mặt đất lâm phần

Cấu trúc tổng sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Mỡ bao gồm sinh khối tầng cây gỗ, sinh khối cây bụi, thảm tươi và sinh khối vật rơi rụng. Trong đó, sinh khối chủ yếu tập trung vào tầng cây gỗ (61,5 - 86,0%, trung bình 75,0%); sinh khối cây bụi, thảm tươi chiếm từ 7,3 - 17,8% (trung bình 12,0%) và sinh khối vật rơi rụng từ 6,7 - 20,7% (trung bình 13,0%). Cấu trúc sinh khối các bộ phận trong tổng sinh khối lâm phần rừng trồng Mỡ được thể hiện qua biểu đồ hình 4.3.

Hình 4.3: Cấu trúc sinh khối tƣơi phần trên mặt đất toàn lâm phần

Nhìn chung, khi tuổi lâm phần tăng lên thì sinh khối tươi các phần trên mặt đất của lâm phần cũng tăng theo. Tuy nhiên, tại các tuổi 6 và tuổi 8 thì lại không hoàn toàn tuân theo quy luật này. Sinh khối ở tuổi 8 (52.941 kg/ha) lại thấp hơn so với sinh khối ở tuổi 6 (59.781 kg/ha). Nguyên nhân của hiện tượng này là do sinh khối tươi toàn lâm phần phụ thuộc rất lớn vào sinh khối tầng cây gỗ, như đã phân tích ở trên, do ảnh hưởng khá lớn của mật độ nên sinh khối tươi tầng cây gỗ cũng không hoàn toàn thay đổi theo tuổi như với sinh khối cây cá thể.

4.3.1.2. Mối quan hệ tổng sinh khối tươi toàn lâm phần với các nhân tố điều tra

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tổng sinh khối tươi toàn lâm phần với các nhân tố điều tra như tuổi, mật độ, D1.3 và Hvn được thể hiện ở bảng 4.12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

Bảng 4.12: Mối quan hệ tổng sinh khối tƣơi phần trên mặt đất toàn lâm phần với các nhân tố điều tra

Phƣơng trình hồi quy P.T R Sig.F Sig.Ta1 Sig.Ta2 Sig.Ta3

lnPZtlp = 0,8425 + 1,7662.lnD1.3 + 0,9106.lnN 4.12 0,93 0,000 0,000 0,000 lnPZtlp = 2,4170 + 1,2780.lnHvn + 0,8510.lnN 4.13 0,91 0,000 0,000 0,000 lnPZtlp = 4,6254 + 0,0875.A + 0,8228.lnN 4.14 0,83 0,000 0,000 0,000 lnPZtlp = 1,1604 + 1,4781.lnD1.3 + 0,0284.A + 0,9155.lnN 4.15 0,93 0,000 0,000 0,016 0,000 lnPZtlp = 0,9924 + 1,0849.lnD1.3 + 0,6367.lnHvn + 0,9042.lnN 4.16 0,95 0,000 0,000 0,000 0,000

Bảng 4.12 cho thấy, giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra D1.3; Hvn; N; A có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả đã xây dựng được các phương trình hồi quy giữa tổng sinh khối tươi lâm phần với từng cặp các nhân tố điều tra như D1.3 và N; với Hvn và N; với N và tuổi lâm phần; với Hvn, N và tuổi; với D1.3, N và tuổi; với D1.3, Hvn và N. Các phương trình hồi quy lập được đều có hệ số tương quan ở mức rất chặt. Kết quả kiểm tra sự tồn tại của hệ số xác định và các hệ số hồi quy đều cho Sig.F và Sig.T nhỏ thua 0,05 chứng tỏ hệ số R2

và các hệ số a1, a2, a3 đều tồn tại ở mức cao.

Như vậy, thông qua các phương trình trên, khi biết N và D1.3 hoặc N và Hvn, N và tuổi lâm phần ta có thể xác định được tổng sinh khối tươi của lâm phần đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)