Nghiên cứu sinh khối vật rơi rụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 61 - 63)

4.2.2.1. Cấu trúc sinh khối vật rơi rụng

Vật rơi rụng là lượng cành, lá khô, hoa quả, thân cây chết hàng năm rơi rụng xuống đất rừng, trong đó thành phần chủ yếu là cành và lá. Đây là lượng vật chất đã mất đi của cây rừng trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, sinh khối nằm trong vật rơi rụng dưới tán rừng cũng là một bộ phận cấu thành sinh khối toàn bộ lâm phần. Kết quả tính toán sinh khối tươi và khô của vật rơi rụng được cho ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Cấu trúc sinh khối vật rơi rụng trong rừng trồng Mỡ

Số OTC Tuổi N

(Cây/ha)

Sinh khối tƣơi

(Kg/ha)

Sinh khối khô

(Kg/ha) Tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tƣơi (%) 1 6 1325 12.395 6.977 56,3 1 8 1237 5.716 4.188 73,3 1 10 1081 4.352 3.217 73,9 Nhận xét:

Về sinh khối tươi vật rơi rụng

Bảng 4.9 cho thấy sinh khối tươi vật rơi rụng trong rừng trồng Mỡ có sự dao động lớn giữa các độ tuổi, nhưng không tuân theo quy luật. Sinh khối vật rơi rụng dao động trong khoảng 4.352 - 12.395 kg/ha, trung bình 7.488 kg/ha. Có hiện tượng trên là do sinh khối vật rơi rụng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mật độ, điều kiện thời tiết, khí hậu, độ tàn che, độ che phủ, biện pháp và mức độ tác động của con người đến rừng trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

Về sinh khối khô vật rơi rụng

Sinh khối vật rơi rụng ở các tuổi khác nhau cụ thể như sau: sinh khối khô vật rơi rụng đạt cao nhất ở tuổi 6 (6.977 kg/ha), đạt 4.188 kg/ha ở tuổi 8 và thấp nhất ở tuổi 10 (3.217 kg/ha) (Bảng 4.9).

Sinh khối khô vật rơi rụng chiếm 56,3 - 73,9% sinh khối tươi, tỷ lệ trung bình 67,8%. Tỷ lệ sinh khối khô/tươi vật rơi rụng dao động khá mạnh vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như bản chất vật rơi rụng, độ ẩm vật rơi rụng, nếu vật rơi rụng đã có từ lâu và độ ẩm thấp thì tỷ lệ sinh khối khô sẽ lớn và ngược lại, nếu vật rơi rụng nhiều nước, còn tươi thì tỷ lệ sinh khối khô/tươi sẽ giảm đi nhiều.

Sinh khối khô vật rơi rụng trong 3 OTC trung bình là 4.794 kg/ha, tuy nhiên độ biến động sinh khối khô giữa các OTC là khá lớn (17,6%). Như vậy, cũng giống như với sinh khối tươi, sinh khối khô vật rơi rụng dao động khá lớn giữa các tuổi nhưng không tuân theo quy luật rõ rệt.

4.2.2.2. Mối quan hệ sinh khối tươi và sinh khối khô vật rơi rụng

Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định giữa sinh khối tươi và sinh khối khô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng với vật rơi rụng dưới tán rừng trồng Mỡ thì điều này có đúng hay không? Chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ giữa sinh khối tươi và khô vật rơi rụng, kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sinh khối tƣơi và sinh khối khô vật rơi rụng Phƣơng trình hồi quy P.T R Sig.F Sig.Ta1

lnPrrk = -4,5535 + 1,4863.lnPrrt 4.11 0,85 0,000 0,000

Qua bảng 4.10 cho thấy tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi vật rơi rụng ở mức chặt. Kết quả kiểm tra sự tồn tại bằng các tiêu chuẩn F và t cho thấy Sig.F và Sig.Ta1 đều dưới 0,05, vậy các phương trình lập được đều tồn tại. Các phương trình lập được đều có dạng: lnPrrk = a0 + a1.lnPrrt, đây là dạng phương trình đơn giản và dễ sử dụng cho việc tính toán nhanh sinh khối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

Từ kết quả này, người ta có thể xác định được sinh khối khô vật rơi rụng dưới tán rừng trồng Mỡ một cách nhanh chóng mà không cần phải tốn kém cho việc sấy khô, chỉ cần sử dụng các phương trình hồi quy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)