4.2.1.1. Cấu trúc sinh khối cây bụi, thảm tươi
Cây bụi, thảm tươi là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ sinh thái rừng trồng. Thông qua quá trình đồng hóa CO2, lớp cây bụi thảm tươi cũng tích lũy một lượng sinh khối không nhỏ song song với quá trình tích lũy sinh khối của tầng cây gỗ. Vì vậy, sinh khối cây bụi thảm tươi là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của sinh khối rừng trồng.
Kết quả tính toán sinh khối tươi và khô cây bụi, thảm tươi của 3 OTC ở rừng trồng Mỡ theo các tuổi khác nhau được cho ở bảng 4.7.
Bảng 4.7: Cấu trúc sinh khối cây bụi, thảm tƣơi dƣới tán rừng trồng Mỡ
Số OTC Tuổi rừng N (Cây/ha) Sinh khối tƣơi
(Kg/ha)
Sinh khối khô
(Kg/ha)
1 6 1325 10.657 2.678
1 8 1237 6.132 1.895
1 10 1081 4.712 2.463
Về sinh khối tươi
Sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi chiếm một phần đáng kể trong tổng sinh khối của lâm phần Mỡ và dao động khá mạnh (từ 4.712 - 10.657 kg/ha). Sinh khối đạt cao nhất ở tuổi 6 (10.657 kg), thấp nhất ở tuổi 10 (4.712 kg), ở tuổi 8 sinh khối đạt 6.132 kg. Sinh khối trung bình cho 3 độ tuổi đạt 7.167
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
kg/ha. Mức độ biến động của sinh khối cây bụi, thảm tươi rất lớn, nó phụ thuộc vào đặc điểm đất đai; thành phần loài cây bụi, thảm tươi; tuổi lâm phần; độ tàn che của tầng cây cao và các mức độ tác động vào rừng,…
Các số liệu trong bảng 4.7 cho phép kết luận: khi tuổi rừng trồng Mỡ tăng lên thì sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi có xu hướng giảm. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi tuổi cây rừng còn nhỏ, rừng chưa khép tán, có nhiều ánh sáng và không gian dinh dưỡng nên cây bụi, thảm tươi có điều kiện để sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác, do quá trình chăm sóc rừng hàng năm con người đã loại bỏ một phần cây bụi, thảm tươi nên sinh khối của cây bụi, thảm tươi giảm xuống.
Về sinh khối khô
Do đặc điểm cấu tạo trong cơ thể của cây bụi, thảm tươi chứa nhiều nước, nên so với sinh khối tươi, sinh khối khô cây bụi, thảm tươi đã giảm đi đáng kể. Tổng sinh khối khô cây bụi, thảm tươi dao động trong khoảng 1.895 - 2.678 kg/ha. Sinh khối đạt cao nhất ở tuổi 6, thấp nhất ở tuổi 8, trung bình đạt 2.345 kg/ha (bảng 4.7).
4.2.1.2. Mối quan hệ sinh khối tươi với sinh khối khô cây bụi, thảm tươi
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối tươi và khô cây bụi, thảm tươi được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa sinh khối tƣơi và sinh khối khô cây bụi, thảm tƣơi trong rừng trồng Mỡ
Phƣơng trình hồi quy P.T R Sig.F Sig.Ta1
lnPcbk = -1,8656 + 1,1094.lnPcbt 4.10 0,91 0,000 0,000 Bảng 4.8 cho thấy, trên thực tế có sự tồn tại mối tương quan giữa sinh khối tươi và sinh khối khô cây bụi, thảm tươi ở mức từ chặt đến rất chặt (R = 0,91). Kiểm tra sự tồn tại của các phương trình đều cho Sig.F và Sig.Ta1 nhỏ thua 0,05 chứng tỏ các phương trình đều tồn tại. Các phương trình trên có cùng dạng là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
lnPcbk = a0 + a1.lnPcbt
Vậy có thể sử dụng các phương trình trên để tính sinh khối khô cây bụi, thảm tươi từ sinh khối tươi một cách nhanh chóng, đơn giản, ít tốn thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo độ chính xác.