4.5.1.1. Cấu trúc carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi
Kết quả nghiên cứu lượng carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi theo tuổi được trình bày ở bảng 4.19.
Bảng 4.19: Cấu trúc carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tƣơi ở rừng trồng Mỡ
Số OTC Tuổi N (Cây/ha) Lƣợng carbon trong cây bụi, thảm tƣơi (kg/ha)
1 6 1325 1.339
1 8 1237 947,5
1 10 1081 1.231,5
Nhận xét:
Tổng lượng carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi trên 1 ha rừng trồng Mỡ dao động khá lớn từ 947,5 - 1.339 kg/ha, trung bình đạt 1.172,7 kg/ha. Lượng carbon trong cây bụi, thảm tươi đạt cao nhất ở tuổi 6 (1.339 kg/ha) và thấp nhất ở tuổi 8 (947,5 kg/ha). Cũng giống như sinh khối cây bụi, thảm tươi, mức độ biến động của carbon cây bụi, thảm tươi rất lớn, nó phụ thuộc vào đặc điểm đất đai, độ tàn che của tầng cây cao, biện pháp tác động và mức độ tác động của con người vào rừng,…
4.5.1.2. Mối quan hệ carbon với sinh khối khô cây bụi, thảm tươi
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng carbon tích lũy với sinh khối khô cây bụi, thảm tươi được trình bày ở bảng 4.20.
Bảng 4.20: Mối quan hệ giữa carbon với sinh khối khô cây bụi, thảm tƣơi Phƣơng trình hồi quy P.T R Sig.F Sig.Ta1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
Bảng 4.20 cho thấy, giữa carbon với sinh khối khô cây bụi, thảm tươi thực sự tồn tại mối quan hệ với nhau ở dạng phương trình lnCcb = a0 + a1.lnPcbk. Các mối quan hệ này đều ở mức rất chặt chẽ (R = 0,99).
Từ kết quả này, người ta có thể xác định lượng carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi của rừng trồng Mỡ qua sinh khối khô cây bụi, thảm tươi thông qua phương trình trên.