Khi đã biết sinh khối tươi, để xác định nhanh sinh khối khô cây cá thể Mỡ có thể sử dụng 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Điều tra nhanh dựa vào tỷ lệ % sinh khối khô so với sinh khối tươi.
Tỷ lệ % của sinh khối khô so với sinh khối tươi cây cá thể Mỡ trung bình khoảng 37,7%. Như vậy, trong nhiều trường hợp khi biết sinh khối tươi để xác định nhanh sinh khối khô. Tuy nhiên, việc xác định như vậy sẽ không cho độ chính xác cao và chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Phương pháp 2: Dựa vào mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể Mỡ.
Trong trường hợp không có biểu cấp đất hoặc không cần xác định cấp đất cũng có thể xác định sinh khối khô cây cá thể dựa vào phương trình hồi quy áp dụng chung không phụ thuộc vào cấp đất. Phương trình cụ thể là:
lnPZk = -7,352 + 0,582.lnPZt
lnPZk = -0,067 + 0,329. lnPZt lnPZk = -0,660 + 0,505. lnPZt
4.7.3. Đề xuất ứng dụng xác định lượng carbon được tích lũy thông qua sinh khối khô cây cá thể
Hiện nay để xác định lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của cây gỗ, người ta thường sử dụng một hệ số quy đổi là 0,44 hoặc hệ số là 0,5 (do tổ chức JIFPRO đề xuất), tuy nhiên việc áp dụng cùng một chỉ số với tất cả các loài cây và cho các bộ phận khác nhau trên cây là chưa thực sự chính xác. Để có độ chính xác cao hơn, chúng tôi đề xuất xác định lượng carbon tích lũy trong cây cá thể Mỡ thông qua mối quan hệ giữa carbon với sinh khối khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
69
Trong trường hợp không có biểu cấp đất hoặc không cần xác định cấp đất cũng có thể xác định carbon cây cá thể dựa vào phương trình hồi quy áp dụng chung không phụ thuộc vào cấp đất. Phương trình cụ thể là:
lnCZ = 2,938 + 0,160.lnPZk
lnCZ = 3,566 + 0,176. lnPZk
lnCZ = -2,668 + 0,609. lnPZk