Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 45 - 49)

* Hiện trạng đất đai

Tỉnh Lào Cai có 805.708 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 89.273 ha, chiếm 11,08%; diện tích đất lâm nghiệp là 249.447 ha, chiếm 30,95%; diện tích đất chuyên dùng là 11.379 ha, chiếm 1,41%; diện tích đất ở là 3.118 ha, chiếm 0,38%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 452.491ha, chiếm 56,16%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 63.927 ha, chiếm 71,60%, riêng đất lúa chiếm 75% gieo trồng được 2 vụ; diện tích trồng cây lâu năm là 7.940 ha, chiếm 8,89%.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 405.083 ha, diện tích đất mặt nước có chưa sử dụng là 7 ha; diện tích đất chưa sử dụng khác là 179 ha.

* Tài nguyên rừng

Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 638.389,6 ha, diện tích quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp (theo quy hoạch 3 loại rừng): 417.934,2 ha, chiếm 65,64% tổng diện tích tự nhiên; trong đó: Diện tích có rừng 329.377,2 ha (Rừng tự nhiên: 257.691 ha, rừng trồng: 71.686 ha); diện tích chưa có rừng: 88.557 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,4%. Năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,1%), cụ thể:

- Rừng đặc dụng (bảo tồn nguồn gen và hệ sinh thái rừng, động thực vật rừng đặc hữu...) có: 46.070 ha; trong đó: có rừng: 45.527 ha (Rừng tự nhiên: 44.992,8 ha, rừng trồng 534,4 ha), đất chưa có rừng: 542,6 ha.

- Rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ kế hợp cảnh quan) có: 170.089,1 ha; trong đó diện tích có rừng: 147.341,5 ha (Rừng tự nhiên: 131.686,2 ha, rừng trồng: 15.655,4 ha), đất chưa có rừng: 22.747,6 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

- Rừng sản xuất có 201.775,2 ha; trong đó diện tích có rừng: 136.508,4 ha (Rừng tự nhiên: 81.011,9 ha, rừng trồng: 55.496,5 ha), đất chưa có rừng: 65.266,8 ha. Phần lớn diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh là sản xuất gỗ nhỏ và gỗ nguyên liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản, nguyên liệu chế biến bột giấy, ván bóc, ván ghép thanh... và một phần dùng trong đóng đồ mộc dân dụng phục vụ đời sống dân sinh.

Với đặc điểm tự nhiên, phân vùng sinh thái phong phú nên Lào Cai có nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như: Thảo quả, tre, nứa, vầu, song, mây...; các loại nấm: Nấm hương, mộc nhĩ... và các loài cây dược liệu như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Ba kích, bảy lá một hoa, bồ công anh, củ mài, địa liền, hà thủ ô, nghệ, quế, sa nhân... Có những loài cây có diện tích tương đối lớn và cho thu nhập cao như:

- Thảo quả: diện tích trên 7.000 ha, được gây trồng dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng cây Tống quả sủ trên địa bàn 8 huyện của tỉnh. Địa phương có diện tích và sản lượng cao nhất là Sa Pa và Bát Xát; năng suất bình quân đạt 4 - 5 tạ khô/ha (tương đương với 20 - 25 tạ tươi/ha), đặc biệt có những diện tích được chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt 8 - 9 tạ khô/ha; hiện tại có trên 3.000 ha đang cho thu hoạch với sản lượng 1.200 tấn Thảo quả khô, giá trị sản xuất ước đạt 216,0 tỷ đồng (bình quân thu nhập 50 - 55 triệu đồng/ha)

- Măng Bát độ: Thực hiện chủ trương phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ, từ những năm 2003 - 2009 trên địa bàn tỉnh đã triển khai trồng tre Bát độ lấy măng với diện tích trên 2.500 ha, tại địa bàn các huyện thuộc vùng thấp của tỉnh như: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, thành phố Lào Cai và các xã vùng thấp của huyện Bắc Hà, Mường Khương. Những diện tích tre măng này đã thực sự là cây xoá đói giảm nghèo cho người nông dân, một số hộ ở các địa phương: Bát Xát, Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn đã có thu nhập cao từ cây tre măng Bát độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

- Các loài cây dược liệu đã và đang được phát triển trên những vùng sinh thái phù hợp để tăng thu nhập cho người lao động, điển hình là huyện Sa Pa có diện tích trồng cây dược liệu tương đối lớn gồm các loài: Quy, Thục, Gấu tầu, Atichso, Ngũ gia bì, Đỗ trọng...

- Cây Quế được trồng trên diện rộng, nhưng tập trung ở huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên... diện tích gần 2.000 ha và 4 - 5 triệu cây phân tán trồng trên đất lâm nghiệp và đất vườn hộ của các hộ gia đình.

- Ngoài ra còn rất nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ khác đang được trồng trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, do những khó khăn nhất định về nhận thức và nguồn vốn đầu tư, thị trường sản phẩm lên việc phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ còn khó khăn và tốc độ tăng trưởng chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của các loài cây này.

- Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được quy hoạch cho các chủ rừng quản lý để tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp nhà nước (Công ty lâm nghiệp Bảo Yên, Văn Bàn và Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Bảo Thắng) quản lý 22.305 ha; Các Doanh nghiệp tư nhân khác đang hoàn thiện thủ tục xin thuê đất để đầu tư phát triển kinh tế Lâm nghiệp.

+ Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, thành phố quản lý: 156.157,7 ha;

+ Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu BTTT Hoàng liên Văn Bàn) quản lý 46.070 ha;

+ Hộ gia đình, cá nhân quản lý: 48.274,5 ha.

+ UBND xã và các chủ rừng khác quản lý: 145.128,3 ha.

- Với đặc điểm tự nhiên và yêu cầu về mức độ phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn hệ sinh thái rừng, tỉnh Lào Cai rất quan tâm đến công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng; đây là giải pháp quan trọng trong diễn thế rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

tự nhiên để phục hồi lại các trạng thái rừng và hệ sinh thái rừng đã mất; đồng thời, nâng cao tác dụng của rừng trong việc điều tiết nguồn nước, nâng mức dự trữ nguồn nước trong đất và bảo tồn các hệ động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu...

- Động thực vật rừng: Lào Cai có hệ động vật rừng rất phong phú, hội tụ đầy đủ các loài động thực vật đặc trưng cho vùng núi phía bắc và vùng tiểu khí hậu lục địa núi cao; số lương các loài thực vật lên đến trên 28.000 loài, riêng khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên đang lưu giữ khoảng 28.000 loài thực vật; các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm gồm: Bách tán đài Loan, Thông đỏ, Pơ mu, Tô hạp Hương, vân sam, Kim giao, Thông tre, Đinh, Nghiến, Trai lý, Giổi, Sến, Táu..; Thảo quả, Sa nhân, ba kích, gấu tầu, Hoàng liên...; Đỗ quyên, Phong lan, Hoan chuông...; Châm chim, Thu ngải đường, Bồ công anh, các loại thuộc họ tre trúc; Dâu da, côm, nhội, sung, vả...thuộc các ngành thực vật: Khuyết lá thông (Pilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Mộc tặc (Equisetophyta), Dương sỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta), Hạt kín Magnoliophyta) gồm trên 230 họ, 1065 chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo các tài liệu điều tra trên các hệ sinh thái rừng của Lào Cai có gần 100 loài động vật thuộc 26 họ nằm trong 8 bộ, thuộc hệ thú, hệ chim, hệ lượng cư, hệ bò sát, hệ cá, gồm các loài: Gấu, Vượn, Khỉ, Nhím, Nai, Lợn rừng...; các loại Rùa, Cóc...; các loại Hoạ mi, Khướu, Sáo...; các loại Rắn, Rết, Kỳ đà, Nhông...; các loại Cá cóc, Cá chiên, Cá nheo, Cá bống, Cá chép...

Trong các năm trở lại đây, nhất là sau khi tái lập tỉnh, công tác bảo vệ và phát triển rừng được đặc biệt quan tâm, ngoài hệ thống chính sách của nhà nước, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số chính sách để khuyển khích phát triển lâm nghiệp nên tình hình bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được những kết quả rất khả quan. Khi mới tái lập tỉnh, tỷ lệ diện tích có rừng che phủ mới đạt gần 18%, nhưng sau 19 năm tái lập tỷ lệ diện tích có rừng che phủ đạt 50,1%, tăng 32% bình quân tăng 1,7%/năm; từ khi toàn tỉnh có trên 114 nghìn ha có rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

đến nay toàn tỉnh đã có trên 329 nghìn ha rừng; các loại rừng được đầu tư phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi loại rừng để đem lại hiệu quả về bảo tồn nguồn gen, hệ sinh thái; phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ cảnh quan và phát triển kinh tế rừng; từng bước phát triển các khu rừng tập trung đủ lớn để thu?n lợi và đảm bảo các lới ích từ rừng; riêng rừng sản xuất đã từng bước phát triển các vùng nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thành vùng hàng hoá tập trung...; tỉnh đã tập trung vào việc đưa các loài cây trồng mới có năng suất cao, đẩy nhanh việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh vào sản suất nên năng suất rừng đã từng bước được nâng cao, điển hình có các loài cây (Keo, Bạch đàn...) đã cho năng suất đạt 100 - 120 m3/ha/chu kỳ kinh doanh; giá trị sản xuất lâm nghiệp cùng từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đã đạt 12 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do nhận thức và điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở chế biến có công nghệ lạc hậu... nên chất lượng rừng tự nhiên ngày một suy giảm, những loài gỗ quý hiếm bị khai thác trái phép để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 45 - 49)