Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 38 - 41)

2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

* Cách bố trí ô tiêu chuẩn 25 m 225 25 m

Hình 2.2: Sơ đồ ô tiêu chuẩn, ô thứ cấp và ô dạng bản

- Diện tích mỗi OTC là 625m2 (25m x 25m). Trong mỗi OTC lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC) diện tích 25m2

(5m x 5m) để điều tra cây bụi, thảm tươi. Ở trung tâm mỗi ô thứ cấp, lập 5 ô dạng bản (4 ô ở 4 góc và một ô ở giữa) diện tích 1m2

(1m x 1m) để điều tra vật rơi rụng.

* Phương pháp đo đếm và tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần

- Trên OTC đo đếm toàn bộ số cây về đường kính (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dtán), chiều dài tán (Ltán). Từ đó tính toán các đại lượng bình quân: Dbq, Hbq, Dtán, Ltán theo phương pháp điều tra rừng.

- Tính toán tiết diện ngang thân cây (G1.3), thể tích cây cá thể (V) theo công thức V = G.H.f. Từ đó tính Gbq và Vbq. Cây có thể tích trung bình là cây tiêu chuẩn. Thể tích khô thân cây được xác định bằng cách lấy mẫu và sấy khô.

- Điều tra toàn diện tầng cây cao trong OTC, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính (độ chính xác đếm mm) tại vị trí chiều cao 1,3 m tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước đo cao blumer, đo tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

+ Đường kính tán (Dtán) được đo bằng thước dây trên mặt đất theo hình chiếu của tán lá.

+ Đánh giá chất lượng cây thông qua các chỉ tiêu hình thái theo 3 cấp: Tốt, trung bình, xấu.

* Phương pháp xác định sinh khối

- Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn và phân thành các bộ phận: lá, cành, thân. Mỗi OTC chặt 3 cây. Xác định sinh khối tươi của các bộ phận cây ngay tại chỗ.

- Sinh khối cây bụi và thảm tươi: Ở 5 ô thứ cấp trong mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành thu toàn bộ cây bụi, thảm tươi phần phía trên mặt đất. Đối với cây bụi, cây gỗ nhỏ, sinh khối được phân thành các bộ phận: thân, cành, lá để xác định sinh khối tươi chung. Riêng cây thân thảo, được tính riêng. Lấy mẫu 0,5 kg sinh khối của mỗi bộ phận, đem sấy khô để tính sinh khối khô tương ứng.

- Sinh khối vật rơi rụng tồn đọng trên mặt đất rừng: Thu gom toàn bộ vật rơi rụng trên các ô dạng bản, cân tại chỗ khối lượng tươi vật rơi rụng, sau đó tính sinh khối tươi trung bình của vật rơi rụng trong 1 m2

. Trộn đều vật rơi rụng, lấy mỗi OTC 0,3 kg đem sấy khô để tính khối lượng khô vật rơi rụng và phân tích hàm lượng carbon.

2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng

* Phương pháp tính toán lượng CO2 hấp thụ

- Xác định sinh khối khô: Các mẫu sinh khối tươi lấy về được sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi để xác định sinh khối khô cho từng bộ phận.

- Xác định hàm lượng carbon: Mẫu để xác định hàm lượng carbon là mẫu sinh khối đã được sấy khô. Đề tài áp dụng theo phương pháp của Trung tâm Hợp tác quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO) áp dụng tính khối lượng carbon chiếm 50% khối lượng sinh khối khô:

+ Lượng carbon hấp thụ: C = Sinh khối khô x 0,5 Từ lượng carbon suy ra lượng CO2 hấp thụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

+ Lượng CO2 hấp thụ: Q = C x 44/12

* Phương pháp xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng

Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất. Lựa chọn những phương trình có hệ số tương quan cao nhất và sai số bé nhất, dễ áp dụng nhất. Các mối quan hệ giữa các đại lượng cần phân tích là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sinh khối cây cá thể và tổng sinh khối toàn lâm phần với đường kính và chiều cao cây, tuổi và mật độ rừng.

+ Lượng carbon được hấp thụ ở cây cá thể, toàn lâm phần với đường kính, chiều cao, tuổi, mật độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 38 - 41)