Nghiên cứu sinh khối tươi cây cá thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)

4.1.1.1. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể

Sinh khối bộ phận cây gỗ trong lâm phần là tổng sinh khối các cây rừng tạo nên lâm phần đó. Như đã biết, cây gỗ bao gồm các bộ phận thân, cành, lá và rễ cây tạo nên sinh khối bộ phận cây gỗ trong lâm phần là sự sắp xếp sinh khối các bộ phận này của tất cả các cây trong lâm phần.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cấu trúc sinh khối tƣơi cây cá thể Mỡ Số OTC Tuổi rừng Thân

(%) Cành (%) (%) Tổng (kg) 1 6 70,8 16,7 12,5 27,72 1 8 72,6 16,4 11,0 33,22 1 10 80,8 10,2 9,0 51,42 Nhận xét:

Về sinh khối tươi cây cá thể

Sinh khối tươi cây cá thể tăng lên cùng với sự tăng lên của tuổi cây rừng, giữa sinh khối cây cá thể ở các tuổi khác nhau có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể: Sinh khối tươi cây cá thể từ 27,72 kg (độ tuổi 6), đến 33,22 kg (độ tuổi 8) và đạt 51,42 kg (độ tuổi 10). Các con số cho ta thấy quá trình tích lũy sinh khối theo thời gian của cây rừng và cũng có thể nhận thấy giữa sinh khối và sinh trưởng cây cá thể có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Hình 4.1: Biểu đồ sinh khối tƣơi cây cá thể Mỡ theo tuổi của rừng trồng

Về cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể

Cấu trúc sinh khối tươi trên mặt đất cây cá thể Mỡ bao gồm 3 phần là thân, cành và lá. Sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến sinh khối cành và chiếm tỷ lệ thấp nhất là sinh khối lá. Cụ thể như sau: Sinh khối thân chiếm 70,8 - 80,8% (trung bình 74,7%); sinh khối cành chiếm 10,2 - 16,7% (trung bình 14,5%) và sinh khối lá chiếm 9,0 - 12,5% (trung bình 10,8%). Đặc biệt ở độ tuổi 10, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao (80,8%) trong khi sinh khối cành và lá chiếm tỷ lệ khá thấp (19,2%). Như vậy, khi tuổi càng tăng thì tỷ trọng sinh khối thân cũng tăng lên.

Cùng với sự tăng lên của tuổi, thì tỷ lệ % sinh khối thân cây tăng lên trong khi tỷ lệ này của cành, lá đều giảm xuống (hình 4.2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Hình 4.2: Cấu trúc sinh khối tƣơi cây cá thể Mỡ trong rừng trồng

4.1.1.2. Mối quan hệ sinh khối tươi cây cá thể với các nhân tố điều tra lâm phần

Trong thực tiễn kinh doanh rừng, không phải lúc nào cũng có thể chặt hạ các cây để xác định sinh khối của chúng, mặt khác việc làm này sẽ vô cùng tốn kém về kinh phí và thời gian nhất là khi phải tiến hành trên diện rộng cho các điều kiện lập địa khác nhau. Vì vậy, việc xác định mối quan hệ của sinh khối cây cá thể với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định là một việc làm rất cần thiết.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 tiến hành thăm dò các dạng phương trình tuyến tính và phi tuyến, kết quả đã chọn được các phương trình hồi quy có hệ số tương quan cao nhất, sai tiêu chuẩn nhỏ nhất, đơn giản và dễ áp dụng nhất. Kết quả thăm dò các phương trình hồi quy giữa sinh khối các bộ phận thân, cành, lá cây cá thể với nhân tố điều tra D1.3 được trình bày ở phụ lục 01. Bảng 4.2 dưới đây trình bày kết quả xác định mối quan hệ giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với đường kính thân cây (D1.3).

Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa tổng sinh khối tƣơi cây cá thể Mỡ với đƣờng kính thân cây (D1.3)

Phƣơng trình hồi quy P.T R Sig.F Sig.Ta1

lnPZt = 2,846 + 3,448.lnD1.3 4.1 0,931 0,022 0,022 lnPZt = -4,694 + 1,779.lnD1.3 4.2 0,994 0,001 0,001 lnPZt = 1,028 + 1,223.lnD1.3 4.3 0,991 0,001 0,001

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

Tổng sinh khối tươi cây cá thể có quan hệ rất chặt với nhân tố điều tra lâm phần D1.3 (R = 0,931 - 0,994). Kết quả kiểm tra sự tồn tại của phương trình và hệ số hồi quy cho thấy xác suất của tiêu chuẩn F (Sig.F) và xác suất của tiêu chuẩn t (Sig.T) đều dưới 0,05. Các phương trình tương quan giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với D1.3 đều có dạng phương trình đơn giản, dễ sử dụng là:

lnPZt = a0 + a1.lnD1.3

Từ phụ lục 01 cho thấy, sinh khối tươi thân cây có quan hệ rất chặt với chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 (R = 0,94 - 0,98). Đối với sinh khối các bộ phận cành, lá có quan hệ kém chặt hơn với sinh khối thân và tổng sinh khối cây cá thể nhưng cũng ở mức tương đối chặt đến chặt với chỉ tiêu D1.3. Các phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa sinh khối với D1.3 đều ở dạng đơn giản, dễ áp dụng như:

lnP = a0 + a1.lnD1.3

lnP = a0 + a1.D1.3

Như vậy, có thể dùng các phương trình trên đây để dự báo hoặc xác định sinh khối cây cá thể Mỡ trồng thuần loài dựa vào chỉ tiêu dễ đo đếm là đường kính ngang ngực (D1.3).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)