Địa hình, địa thế

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 41 - 42)

Nằm trong vùng có độ cao cao nhất khu vực Đông Dương, do đó địa hình chia cắt rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có hai dãy núi chính, dãy Hoàng Liên Sơn ở phía tây, dãy Con Voi ở phía đông, hai dãy cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam, với việc kiến tạo địa hình như vậy đã tạo ra các vùng đất thấp, trung bình ở giữa, kiểu dạng địa hình phía Tây thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần phía Đông thoải dần theo hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

Đông Bắc - Tây Nam, ngoài ra còn tạo nên các vùng núi thấp phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Với đặc trưng địa hình chia cắt, sự phân bố theo đai cao khá rõ ràng, Lào Cai có ba kiểu vùng địa hình chính như sau:

- Vùng núi cao (độ cao trên 1.500m) chiếm trên 21% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn; phần còn lại phân bố ở huyện Bắc Hà, điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, vùng này có độ dốc trung bình khá lớn từ 20 - 25o, đặc biệt diện tích độ dốc trên 35o

chiếm trên 31% diện tích của vùng. Như vậy, khi so sánh với phạm vi toàn quốc, Lào Cai là một tỉnh có địa hình chia cắt hiểm trở, cao, dốc bậc nhất nước ta.

- Vùng núi trung bình (độ cao từ 700 - 1.500m) chiếm trên 35% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng này phân bố ở các huyện thuộc dãy Hoàng Liên Sơn như Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát và khu vực cao nguyên Bắc Hà. Đây là vùng có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, do vậy nhu cầu phòng hộ cũng khá cao.

- Vùng đồi và núi thấp (độ cao dưới 700m) chiếm khoảng 43% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đây là dải đất dọc ven sông Hồng và sông Chảy thuộc các huyện thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên... (điểm thấp nhất: 80m thuộc huyện Bảo Thắng), đây là khu vực có địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 41 - 42)