Các hoạt động liên quan đến CD Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 16/11/1994 và Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002, được đánh giá là một trong những nước tích cực tham gia vào Nghị định thư Kyoto sớm nhất (Hoàng Mạnh Hoà, 2004) [6].

Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam năm 1994, mức phát thải của nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp: 103 triệu tấn CO2 tương đương [7] (có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

nhiều loại khí nhà kính, nhưng được quy đổi ra CO2 thì gọi là CO2 tương đương). Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của đất nước, chắc chắn mức phát thải này sẽ còn tăng lên. Do vậy, chúng ta phải có những biện pháp thích hợp để hạn chế phát thải ở mức thấp nhất.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường [24], hiện nay có một số dự án đang được xây dựng, triển khai ở Việt Nam là:

- Dự án mẫu về chuyển đổi nhiên liệu cho tổ máy số 3 nhà máy điện Thủ Đức.

- Dự án thu hồi và sử dụng khí bãi rác tại Hải Phòng.

- Dự án thu hồi và sử dụng khí bãi rác tại TP Hồ Chí Minh.

Các dự án về Lâm nghiệp là rất ít, mới chỉ có hai dự án: “Trồng rừng môi trường trên đất mới ở A Lưới - tỉnh Thừa Thiên - Huế” với lượng CO2 giảm được là 27.528 tấn/năm do Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, Hội nông dân A Lưới, Lâm trường A Lưới và tổ chức phát triển Hà Lan thực hiện và “Dự án hợp tác của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng với Tổ chức IGPO” trong việc cung cấp giống cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) và Bạch đàn (Eucalyptus terreticornis) đã được cải thiện và chọn lọc để trồng 1.600 ha rừng ở miền Trung. Năng suất sinh trưởng tăng 15 - 20% so với giống cũ, tương đương với lượng carbon được cố định thêm là 6.000 tấn/ha/năm (bằng 22.000 tấn CO2).

Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - một trong những đơn vị đã có nhiều hoạt động liên quan đến trồng rừng CDM như:

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí cho các Dự án CDM tại Việt Nam.

- Đánh giá tiềm năng hấp thụ CO2 của các thảm thực vật khác nhau tại một số tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá.

- Dự án Capacity Development for AR-CDM Promotion in Viet Nam do Jica tài trợ thực hiện bởi trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

- Phối hợp với tổ chức SNV của Hà Lan thử nghiệm quy hoạch trồng rừng CDM tại huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên - Huế (2005).

- Thử nghiệm xây dựng đường cơ sở cho dự án CDM trong Lâm nghiệp theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo ước tính của nhóm nghiên cứu Chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường mới công bố, dự kiến Việt Nam có thể thu nhập thêm đến 250 triệu USD từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Tuy nhiên, thu nhập chính xác còn phụ thuộc vào giá mua bán carbon trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ khí co2 của rừng trồng mỡ (manglietia conifera) tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)