Sự xuất hiện của kỹ nghệ tài chính mới Chứng khoán hóa

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 75 - 77)

Theo định nghĩa của các nước thuộc khối OECD đưa ra năm 1995,

chứng khoán hóa là việc phát hành các chứng khoán có tính khả mại được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành, mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt. Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định chất lượng của chứng khoán phát hành, mà khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo sẽ quyết định

thu nhập và độ an toàn của chứng khoán phát hành. Kết quả của quá trình chứng khoán hóa là các tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán – một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn.

Theo Ủy ban Chứng khoán Mỹ thì: "Chứng khoán hóa là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Các chứng khoán này tùy theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian xác định kèm theo những quyền hưởng lợi khác và quyền đối với những tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản thu được cho người sở hữu chứng khoán."

Như vậy, chứng khoán hóa có các đặc điểm cơ bản như sau:

- Được tạo ra trên cơ sở trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính.

- Chất lượng chứng khoán phụ thuộc vào khả năng sinh lời của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo

- Kết quả của chứng khoán hóa là các tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán - một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn

Với các đặc điểm cơ bản của mình, chứng khoán hóa giúp tạo tính thanh khoản cho khoản vay thế chấp. Món nợ thế chấp không còn nằm yên trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, tổ chức cho vay mà nó được luân chuyển, mua đi bán lại liên tục và cuối cùng được thay thế bằng những đồng vốn mới từ tiền bán chứng khoán nợ trên thị trường. Ngoài ra, chứng khoán hóa cũng giúp chia rẻ rủi ro. Rủi ro không còn tập trung tại tổ chức cho vay gốc mà nó được chia sẻ cho các thành phần tham gia vào quá trình chứng

khoán hóa. Với các đặc điểm ưu việt như trên, kỹ nghệ tài chính mới – chứng khoán hóa đã thúc đẩy hoạt động cho vay thế chấp, các tổ chức tín dụng sẵn lòng cho vay nhiều hơn vì họ biết họ không phải là người gánh chịu toàn bộ rủi ro, rủi ro sẽ được chia sẻ cho những người khác- những người tham gia vào quá trình chứng khoán hóa.

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 75 - 77)