Với thị trường chứng khoán Mỹ

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 134 - 135)

Thị trường địa ốc và thị trường chứng khoán Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thị trường địa ốc sụt giảm, thông tin xấu về tình hình kinh doanh của các công ty, các ngân hàng lần lượt công bố các con số thua lỗ đã gây mất niềm tin nơi nhà đầu tư. Kết quả là thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm nghiêm trọng. Ngày 12/07/2007, sau khi có thông tin của tổ chức xếp hạng tín dụng Moody (Moody’s Investors Service) thông báo sẽ giảm mức xếp hạng của 339 loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và của 32 loại chứng khoán khác. Việc giảm mức xếp hạng của 339 loại chứng khoán đã phản ánh những khoản nợ không trả đúng kỳ hạn trong thị trường cho vay thế chấp về nhà ở nhiều hơn so với dự đoán. Cùng lúc đó, hai công ty lớn nhất Mỹ là Home Depot và Horton về nâng cấp nhà ở và xây dựng địa ốc đều dự báo việc thua lỗ do thị trường địa ốc ế ẩm. Điều này khiến một loạt các chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm, trong đó có chỉ số S&P 500 giảm 21.73 điểm còn 1,510.12 điểm, chỉ số Nasdaq giảm 30.86 điểm, tương đương 1.16%, đóng cửa ở mức 2,639.16 điểm. Sự giảm sút trên làm cho cả hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều đứng ở mức thấp nhất từ kể từ ngày 07/06/2007. Trong khi đó, chỉ số Dow Jone ở mức tồi tệ nhất kẻ từ ngày 22/6/2007 bởi vì chỉ số này đã bị giảm 148.27 điểm, tương đương mức giảm 1.09% xuống còn 13,501.70 điểm. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu của ngân hàng J.P Morgan Chase nằm trong mục giảm giá mạnh nhất với mức giảm 2.6% xuống 47.51 $/CP. Cổ phiếu của tập đoàn tài chính Citigroup cũng giảm 1,2% xuống 51 $/CP. Trước dấu hiệu đi xuống của thị trường địa ốc, cổ phiếu của tập đoàn tài chính cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ Countryside cũng giảm 3.7% còn 35.86 $/CP.

Thị trường chứng khoán Mỹ với biểu trưng là các chỉ số chứng khoán cơ bản S&P 500, Nasdaq và Dow Jone đi xuống đã biểu thị các tác động

mạnh mẽ của khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp Mỹ. Sự sụt giảm này cho thấy sự suy giảm lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường và cho thấy nền kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn rất khó khăn. Đặc biệt, vào ngày 03/03/2009 số chứng khoán Standard & Poor 500 đã giảm rất mạnh, xuống dưới mức 700 điểm, chỉ còn 696,33 điểm- mức thấp nhất kể từ năm 2007. Như vậy, chỉ số này đã mất gần 23% trong năm 2009 và mất hơn 55% để kể từ đỉnh tháng 10/2007. Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Mỹ chứng khiến sự sụt giảm tồi tệ như vậy bởi vì chỉ số S&P 500 chưa bao giờ xuống dưới mức 1000 điểm. Sự sụt giảm này càng là một minh chứng rõ ràng về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, xuất phát từ khủng hoảng trên thị trường khoản vay thế chấp Mỹ.

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 134 - 135)