Sự gia tăng lãi suất và khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 114 - 125)

chuẩn

Biểu đồ 2.3. Diễn biến mức lãi suất cơ bản ở Mỹ từ năm 2000 đến năm 2008

Nguồn: http://www.vneconomy.com.vn

Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy, mức lãi suất cơ bản ở Mỹ đã có sự thay đổi liên tục. Lãi suất cơ bản được giữ ở mức cao tới giữa năm 2000. Tuy nhiên, bong bóng chứng khoán năm 2000 cùng với sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng bố 11/9/2001 đã buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải liên tục giảm lãi suất kể từ mức 6,5% vào giữa năm 2000 xuống 1% vào tháng 6/2003. FED chỉ tăng lãi suất trở lại khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục

hồi và tăng trưởng mạnh kể từ ngày 30/06/2004 với mức tăng đều đặn là 0,25% mỗi lần. Để đối phó với tình trạng lạm phát, thu hẹp đầu cơ và hạn chế bong bóng nhà đất ngày 20/09/2005, FED đã quyết định tăng 0,25% lãi suất cơ bản đồng USD từ 3,5% lên 3,75% - mức cao nhất trong vòng 4 năm kể từ năm 2000. Với lần tăng lãi suất này, lãi suất cơ bản của Mỹ đã cao hơn 1,75% so với mức lãi suất của Ngân hàng trung ương Châu Âu (2%), cao hơn 1% so với lãi suất của Canada (2,75%) và thấp hơn 0,75% với lãi suất của Anh (4,5%). Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2004-2006, FED đã phải tăng lãi suất 17 lần, lên tới 5,25% khiến lãi suất thế chấp cũng được điều chỉnh tăng theo. Lãi suất cao làm cho nhiều người mua nhà không trả được nợ và ngân hàng buộc phải lấy lại nhà. Do vậy, nhiều công ty cho vay thế chấp bất động sản lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc nợ đọng vốn.

Cùng với sự xuống dốc của giá nhà đất, lãi suất điều chỉnh ARM được ký trong các hợp đồng năm 2004, 2005 đã đến thời hạn được điều chỉnh lại cho tăng lên. Khoản thanh toán hàng tháng tăng lên đột ngột gây khó khăn đối với khả năng chi trả của người vay vốn là những đối tượng có khả năng tài chính không được đảm bảo. Giá nhà đất lại giảm mạnh làm triệt tiêu hy vọng bán nhà tái tài trợ. Rất nhiều người cho vay không còn cách nào khác phải tuyên bố phá sản, chấp nhận bị tịch biên tài sản. Tính đến tháng 3 năm 2000, tổng giá trị của các khoản vay thế chấp dưới chuẩn ước tính đạt 1,3 tỷ USD. Tính cho đến tháng 11/2007, khi lãi suất được điều chỉnh đã tăng lên gấp 3 lần so với năm 2005, đã có khoảng 16 % các khoản cho vay với lãi suất ARM thuộc diện khó đòi hoặc đang trong quá trình xem xét tịch biên tài sản. Cho tới tháng 1/2008, tỷ lệ thanh toán không đúng hạn đã lên tới 21%. Tổng giá trị các khoản cho vay dưới chuẩn với lãi suất ARM chỉ chiếm 6.8% tổng số nợ khó đòi của Mỹ nhưng lại chiếm tới 43% tổng số vụ tịch biên tài sản được

thực hiện trong ba quý đầu năm 2007. Khoảng 443 726 căn nhà đã bị tịch biên từ tháng 7/2007 cho dến tháng 11/2007.

Do giá nhà giảm mạnh nên không những người đi vay không thể tái tài trợ mà các tổ chức tiết kiệm và cho vay cũng bị thua lỗ nặng vì tài sản thế chấp không bán được hoặc bán với giá rẻ. Các nhà đầu tư vào chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp cũng gặp khó khăn tương tự khi những chứng khoán loại này không thể bán được. Theo quy luật của tài chính doanh nghiệp, khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của các chứng khoán có thu nhập cố định sẽ giảm. Do danh mục đầu tư của nhiều quỹ đầu cơ bao gồm một tỷ trọng lớn các CMO, CDO nên giá trị của chúng cũng bắt đầu giảm. Trước tình hình đó, các nhà đầu tư đã đổ xô bán đi những chứng khoán được đảm bảo bằng danh mục cho vay thế chấp và đòi tiền các quỹ đầu tư rủi ro và khiến các quỹ này trở nên thiếu thanh khoản và phải tạm ngưng việc trả tiền. Tâm lý hoang mang bao trùm khắp thị trường. Giá trị của những danh mục đầu tư này lại càng giảm mạnh hơn. Các ngân hàng đầu tư nhận thấy việc kinh doanh chứng khoán hóa đang ngày càng giảm sút do khối lượng các khoản vay thế chấp mới ngày càng giảm. Chính bản thân các ngân hàng này cũng đã có những khoản đầu tư lớn vào các chứng khoán thế chấp trong suốt thời kỳ bùng nổ của thị trường với những mức lợi tức hấp dẫn. Sự giảm sút trong giá trị các danh mục đầu tư đã dẫn đến những khoản lỗ trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Một loạt ngân hàng chủ chốt trong lĩnh vực cho vay thế chấp bất động sản rủi ro như New Century Financial, Bear Stearn, American Home Mortgage và Countrywide Financial lần lượt tuyên bố phá sản hoặc gặp khó khăn về tài chính khiến cổ phiếu các ngân hàng này giảm mạnh và tạo ra những cú sốc liên tục trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Trước tình trạng thiếu vốn trong hệ thống tín dụng, nhiều ngân hàng trung ương lớn đã can thiệp bằng cách bơm tiền vào hệ thống hệ thống ngân

hàng thông qua việc mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng danh mục cho vay thế chấp bất động sản. Trong tháng 7/2007, FED đã đưa vào hệ thống ngân hàng 120,5 tỷ USD; ngân hàng Trung ương châu Âu là 211 tỷ USD, còn ngân hàng Trung ương Nhật Bản là 8,4 tỷ USD và 600 tỷ Yên. Ngày 18/7, FED cũng đã cắt giảm lãi suất chiết khấu (lãi suất cho các ngân hàng vay tiền) từ 6,25 xuống còn 5,75% nhằm làm tăng lượng tiền lưu thông trong hệ thống ngân hàng. Song FED vẫn giữ nguyên lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho người tiêu dùng vay) ở mức 5,25%. Sau lần cắt giảm lãi suất này, FED còn thực hiện nhiều lần cắt giảm nữa nhằm vực nền kinh tế Mỹ dậy khỏi giai đoạn tuột dốc tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ. Nếu như trước đây, trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2006, FED đã phải tăng lãi suất tới 17 lần lên tới 5,25% nhằm đối phó với tình trạng lạm phát thì trong giai đoạn từ tháng 9/2007 đến cuối năm 2008, FED lại phải cắt giảm lãi suất tới 9 lần, đưa lãi suất từ mức 5,25% về mức 1%. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực cắt giảm lãi suất và bơm tiền của FED, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay thế chấp kỳ hạn 30 năm ở Mỹ vẫn ở mức 6,07% so với mức 6,07% hồi đầu năm 2008.

Lãi suất cao, thị trường chứng khoán lên xuống thất thường, thị trường bất động sản và thị trường khoản vay thế chấp bất động sản đổ vỡ, thị trường tài chính thiếu vốn đã làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. Trước đây, giá nhà lên cao và lãi suất thấp khiến những người đi vay mua nhà vẫn có thể tiêu dùng thoải mái vì có món lợi từ khoản chênh lệch giá, song giờ đây họ phải cắt giảm chi tiêu để trả phần lãi suất thế chấp đã trở nên cao hơn khiến nền kinh tế Mỹ suy thoái. Khi lãi suất gia tăng, thị trường nhà ở giảm sút, kéo theo sự giảm giá của các loại chứng khoán. Giá trị thị trường của các ngân hàng đầu tư sụt giảm mạnh mà bắt đầu là sự đổ vỡ của ngân hàng đầu tư Bear Stearns. Tiếp đó là sự đổ vỡ hàng loạt các công ty cho vay kinh doanh bất động sản, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm,

công ty bảo hiểm như Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, AIG… Chính phủ Mỹ đã phải quốc hữu hóa Fannie Mae và Feddie Mac cũng như bơm tiền để cứu AIG để tránh một sự sụp đổ trong hệ thống tài chính.

Có thể tổng hợp các mốc chính diễn ra trong cuộc khủng hoảng như sau:

• Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.

• Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường.

• Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, kinh doanh bất động sản, dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó. • Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Thư ký bộ tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản lần này là “mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”.

- Ngày 05/02: Công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong số các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la thời điểm quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản.

- Ngày 02/04: New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, tuyên bố phá sản.

- Ngày 19/07: Chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức 14.000 điểm, lần đầu tiên trong lịch sử.

- Tháng 8: Khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà chính xác là chứng khoán dựa trên các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn, được phát hiện trong các danh mục vốn đầu tư và quỹ trên khắp thế giới từ BNP Paribas cho đến Ngân hàng Trung Quốc. Nhiều nhà cho vay ngừng cho vay tín dụng mua nhà. Cục dữ trữ liên bang đã cho các ngân hàng vay 100 tỷ đô la với lãi suất thấp. - Ngày 16/08: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la từ một nhóm các ngân hang khác.

- Ngày 17/08: Cục dự trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiếu khấu 50 điểm cơ bản từ mức 6.25% xuống 5.75%

- Ngày 14/09: Ngân hàng Northern Rock (Anh) đã gặp vấn đề nghiêm trọng về khả năng thanh khoản liên quan đến khủng hoảng cho vay dưới chuẩn. - Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Bernake và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ đều đưa ra những cảnh báo về mối nguy hiểm của việc vỡ bong bóng bất động sản.

- Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm xuống 4.5%

- Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của cục dự trữ liên bang kể từ 19 tháng 9 năm 2001 (50.35 tỷ đô la).

• Năm 2008 với những mốc đáng nhớ sau:

- Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearn.

- Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla.

- Ngày 07/09: Cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac

- Ngày 14/09: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ đô la.

- Ngày 15/9: Lehman Bothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở Mỹ bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001.

- Ngày 17/09: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này tránh phá sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngày 19/09: Kế hoạch giải cứu tài chính của bộ trưởng tài chính Paulson trị giá 700 tỷ đô la được công bố sau một tuần bất ổn trên thị trường tài chính và nợ tín dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã không thông qua bản dự thảo này. - Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase& Co với giá 1.9 tỷ đôla

- Ngày 29/09: Quốc hội Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ do bộ Tài chính Mỹ đề xuất.

- Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho Wells Fargo.

Bảng 2.1 Danh sách các tổ chức tài chính lớn bị phá sản hoặc phải sáp nhập trong cuộc khủng hoảng thị trƣờng khoản vay thế chấp dƣới chuẩn

Tên Quy mô Thiệt hại Giải pháp 1 Lehman Brothers - Tổng tài sản: 639 tỷ đôla - Tổng vốn góp cổ phần: 22490 tỷ đôla - Số lượng nhân viên: 26200 người - Là một trong 4 ngân hàng đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ - Nợ ngân hàng: 613 tỷ đôla - Nợ trái phiếu: 155 tỷ đôla - Cổ phiếu mất giá trên 90% vào ngày 15/09/2008 15/09/2008: nộp đơn phá sản theo chương 1 Luật Phá sản Mỹ. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ 2 Merrill Lynch - Tổng tài sản: 1,02 nghìn tỷ đôla - Số lượng nhân viên: 60.000 người - Xếp thứ 32 trong danh sách Global 2000 (các công ty lớn nhất thế giới) - Thua lỗ quý IV/2007: 9,83 tỷ đôla - Thua lỗ ròng quý I/2008: 1,97 tỷ đôla - Mất giá tài sản (2007): 16,7 tỷ đôla Bán cho ngân hàng Mỹ (BoA-Bank of America) với giá 50 tỷ đôla 3 AIG - Tổng tài sản: 1,05 nghìn tỷ đôla - Tổng vốn góp cổ phần 78,09 tỷ đôla - Số lượng nhân - Cổ phiếu mất giá 60% vào ngày 16/09/2008 - Thua lỗ 6 - 16/09/2008: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cấp tín dụng 80 tỷ tương đương 79,9 % cổ

viên: 116.000 người - Xếp thứ 6 trong danh sách Global 2000 (các công ty lớn nhất thế giới) tháng đầu năm 2008: 13,2 tỷ đôla phần 4 Countrywide Financial - Tổng tài sản: 211 tỷ đôla - Là tập đoàn chiếm 20% tổng thế chấp của Mỹ, tương đương 3,5 GDP - Là tổ chức tiết kiệm và cho vay lớn thứ 3, đồng thời là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ - Thua lỗ (2007): 2,5 tỷ đôla - Mất giá tài sản (2007): 1 tỷ đôla 01/07/2008: Bán cho ngân hàng Mỹ (Bank of America) với giá 4,1 tỷ đôla 5 Bear Stearns - Tổng tài sản: 350,4 tỷ đôla - Tổng vốn góp cổ phần: 66,7 tỷ đôla - Số lượng nhân viên: 15.500 người

- Thiệt hại quý IV/2007: 859 triệu đôla - Mất giá tài sản (2007): 1,9 tỷ đôla 30/05/2008: Bán cho JP Morgan Chase với giá 1,1 tỷ đôla

- Là công ty chứng khoán lớn thứ 7 thế giới 6 IndyMac - Tổng tài sản: 32 tỷ đô - Là tổ chức cho vay và gửi tiết kiệm lớn nhất ở Los Angeles. Đồng thời là tổ chức cho vay thế chấp lớn thứ 7 ở Hoa Kỳ - Tiền gửi khách hàng: 19 tỷ đô - Chi phí 8,9 tỷ đô cho bảo hiểm tiền gửi - Chi phí 541 triệu đô cho các khoản tiền gửi vượt mức bảo

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 114 - 125)