Với thị trường tín dụng Mỹ

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 135 - 136)

Cuộc khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ đã gây nên những hậu quả nặng nề đối với thị trường tài chính – tín dụng Mỹ, được thể hiện qua sự sụp đổ của rất nhiều các ngân hàng. Các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong việc xét duyệt cho vay, thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng và các doanh nghiệp Mỹ càng trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng. Không những thế, việc cho vay liên ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn do các ngân hàng trở nên không tin tưởng nhau và không thể biết được ngân hàng định vay đang nắm bao nhiêu chứng khoán dưới chuẩn. Theo số liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), trong tháng 7 năm 2008 nhiều ngân hàng Mỹ đã ban hành quy định thắt chặt hoạt động cho vay, đặc biệt trong lĩnh vực thế chấp nhà đất, tiêu dùng và kinh doanh. Số ngân hàng thắt chặt quy định cho vay thế chấp chiếm tới 75%, tăng 10% so với kết quả hồi tháng 4. Tuy nhiên, các ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay chủ yếu đối với những công ty lớn vì lý do là với các công ty nhỏ trong nước, ngân hàng có thể nắm chắc thông tin về công ty cũng như tình hình kinh

doanh của công ty đó hơn là các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể, 95% các ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với công ty lớn trong khi chỉ 90% trong số các ngân hàng này tiến hành thắt chặt tín dụng với công ty nhỏ.

Việc thắt chặt tín dụng và nâng cao các tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng đã khiến thị trường tín dụng Mỹ bị co lại nhanh chóng. Các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn và không có đủ vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh và duy trì hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn, số người thất nghiệp tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu đưa ra ngày 25/11/2008, chỉ số giá nhà S$P/Case-Shiller của Mỹ trong tháng 9 đã giảm tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1,8% so với tháng 8. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết, GDP quý 3 của nước này giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2007, do hoạt động tiêu dùng giảm tới 3,7%, mạnh nhất từ năm 1980 tới nay.

Trước thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng tài chính gần như tê liệt do khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã đưa ra rất nhiều kế hoạch giải cứu thị trường đầy tốn kém như Chương trình “Đấu giá cho vay kỳ hạn” (TAF- Term Auction Facility), chương trình hoán đổi tiền tệ, chương trình Bảo lãnh tiền gửi tại các ngân hàng đổ vỡ và tăng bảo hiểm tiền gửi, chương trình Bảo lãnh cho các quỹ thị trường tiền tệ, hỗ trợ cho vay tiêu dùng, cứu các đại gia ô tô và giải cứu các định chế tài chính- bảo hiểm như Citigroup, Fannie Mae và Freddie Mac, AIG…

Một phần của tài liệu khủng hoảng thị trường khoản vay thế chấp dưới chuẩn ở mỹ và những đề xuất cho việt nam (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)