Năng suất và độ chính xác gia cơng trên máy CNC phụ thuộc rất nhiều vào dao cắt. Máy CNC cĩ độ cứng vững rất cao nên cĩ thể sử dụng các thơng số cắt lớn hơn so với máy thơng thường. Chính vì vậy dao cắt trên máy CNC phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Cĩ tính cắt ổn định.
- Cĩ khả năng tạo phoi và thốt phoi tốt.
- Cĩ tính vạn năng cao để gia cơng được những bề mặt điển hình của nhiều chi tiết khác nhau.
- Cĩ khả năng thay đổi nhanh khi cần thay dao.
- Cĩ khả năng điều chỉnh kích thước ngồi vùng gia cơng khi sử dụng những dụng cụ phụ.
Như vậy trong nhiều trường hợp ta khơng thể sử dụng dao thơng thường để gia cơng trên máy CNC. Dao và những dụng cụ phụ để gá kẹp dao trên máy CNC đã được tiêu chuẩn hĩa.
a) Dao tiện 1. Ký hiệu chung
Dao tiện cho máy CNC rất đa dạng và đã được tiêu chuẩn hĩa. Dao tiện ngồi (External toolholders) và dao tiện trong (Internal toolholders) được tiêu chuẩn hĩa bằng 10 mã số như trên hình 1-40 (lấy theo cơng ty SECO- Đức).
Hình 1-40. Hệ thống mã số của dao tiện ngồi (a) và tiện trong (b).
Các mã số của dao tiện ngồi như sau:
1. Kiểu kẹp mảnh hợp kim (Insert clamping). 2. Kiểu mảnh hợp kim (Insert shape).
47
3. Kiểu dao (Tool type).
4. Gĩc sau của mảnh hợp kim (Insert side clearance angle). 5. Dao trái, dao phải hay vị trí lưỡi cắt (Version)
6. Chiều cao thân dao (Shank height). 7. Chiều rộng thân dao (Shank width). 8. Chiều dài dao (Tool length).
9. Chiều dài lưỡi cắt (Cutting edge length). 10. Tùy chọn (Internal designation).
Ví dụ : PWLNR2525M06. Chi tiết cụ thể xem trong Phụ lục 6. Các mã số của dao tiện trong như sau:
1. Kiểu đầu dao: cĩ hay khơng lỗ dẫn chất trơn nguội (Toolholder type). 2. Đường kính thân dao (Shank diameter).
3. Chiều dài dao (Tool length).
4. Kiểu kẹp mảnh hợp kim (Insert clamping). 5. Kiểu mảnh hợp kim (Insert shape).
6. Kiểu dao (Tool type).
7. Gĩc sau của mảnh hợp kim (Insert side clearance angle). 8. Dao trái, dao phải hay vị trí lưỡi cắt (Version).
9. Chiều dài lưỡi cắt (Cutting edge length). 10. Tùy chọn (Internal designation).
Ví dụ : A20Q-PWLNR06. Chi tiết cụ thể xem trong Phụ lục 6.
2. Mảnh hợp kim cứng
Hình 1-41. Ký hiệu mảnh hợp kim cứng (ISO 1832–1991)
Mảnh hợp kim cứng được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 1832–1991. Các mã số thể hiện trên hình 1-41.
1. Hình dáng mảnh hợp kim (Shape). 2. Gĩc sau (Side clearance angle). 3. Dung sai kích thước (Tolerances).
48
Hình 1-42. Hệ thống dụng cụ phụ cho máy tiện CNC (Mori Seiki Co. Ltd)
4. Kiểu mảnh hợp kim: cĩ lỗ, khơng lỗ, cĩ kết cấu bẻ phoi... (Type). 5. Chiều dai lưỡi cắt (Cutting edge length).
6. Chiều dày mảnh hợp kim (Thickness).
7. Cĩ vát gĩc/vê trịn (Insert with corner chamfers/nose radius). 8. Vị trí lưỡi cắt so với mặt trước (Cutting edge designation). 9. Kiểu phải/trái (Version).
49
10. Tùy chọn - Tính chất gia cơng: Thơ, bình thường, tinh (Internal designation).
Ví dụ : WNMG060408-M3. Chi tiết cụ thể xem trong Phụ lục 6.
Người ta cĩ thể gá lắp dao tiện trực tiếp lên đài dao (thường gọi là đầu dao hay đầu revonve, tiếng Anh là Turret Head) nhờ các tấm gá. Tuy vậy trong nhiều trường hợp thì cần sử dụng một số dụng cụ phụ. Các dụng cụ phụ là các khối lắp dao (mouting block), ống lĩt, ống nối, tấm gá... Một số dụng cụ phụ thường dùng trên máy tiện được thể hiện trên hình 1-42.
Một số sơ đồ tiện trong và tiện ngồi thường sử dụng trên máy CNC được thể hiện trong Phụ lục 6.
b) Dao phay
Các loại dao phay được dùng trên máy CNC chủ yếu gồm hai loại: dao phay ngĩn và phay mặt đầu. Các loại dao phay khác như phay rãnh ít được dùng hơn. Những dao phay ngĩn đường kính nhỏ (nhỏ hơn 12 mm) được làm từ thép giĩ; khi đường kính lớn thì phần cắt làm từ thép giĩ cịn phần thân dao làm từ thép các bon C45. Tất nhiên dao phay ngĩn cũng cĩ loại với phần cắt làm từ hợp kim cứng. Một số loại dao phay ngĩn cĩ lưỡi cắt ở mặt đầu.
Để lắp dao lên trục chính máy người ta sử dụng trục gá dao và các dụng cụ phụ (hình 1-43). Trục gá dao và chuơi được tiêu chuẩn hĩa (ISO 7388, ISO 5414, ISO- 297...).
Hình 1-43. Hệ thống trục gá dao phay và dụng cụ phụ
50
Trục gá dao phay cho trung tâm gia cơng gồm 5 bộ phận (hình 1-44): 1. chuơi cơn (tapered shank); 2. kiểu vành bích (flange); 3. chốt rút (retention knob); 4. rãnh truyền lực (opposed slots); 5. kết cấu lắp dao hoặc dụng cụ phụ (adaptor).
Đối với các trung tâm gia cơng trục gá dao hay dùng nhất là trục gá kiểu BT và V hoặc CV. Trục gá kiểu V (CV) là trục gá cho các loại dao đơn vị inch, thường dùng ở bắc Mỹ, cịn kiểu BT - dao đơn vị mm, sử dụng rộng rãi ở châu Âu và châu Á.
Hình 1-44. Các bộ phận của trục gá dao phay
1. chuơi cơn; 2. kiểu vành bích; 3. chốt rút; 4. rãnh truyền lực; 5. kết cấu lắp dao hoặc dụng cụ phụ.
Chốt rút (hình 1-45) cĩ nhiệm vụ liên kết với hệ thống kẹp dao bên trong trục chính (hình 1-46). Một số kích thước của chốt rút cho trục gá BT 30 và BT40 thể hiện trong bảng 1-5.
Hình 1-45. Kết cấu và kích thước của chốt rút.
51
Hình 1-46. Trục chính với hệ thống kẹp rút dao
c) Dao khoan
Trên máy CNC người ta sử dụng nhiều loại dao khoan khác nhau, chủ yếu là: dao khoan ruột gà (đuơi trụ hoặc đuơi cơn), dao khoan bậc, dao khoét... Đa số dao khoan, dao khoét đều cĩ phần cắt gọt làm từ kợp kim cứng. Với đường lỗ cĩ đường kính lớn thì gắn các mảnh hợp kim cứng. Một số dao khoan đặc biệt của hãng SECO được thể hiện trong Phụ lục 6.