Các điểm gốc (ZERO) và các điểm chuẩn (tham khảo)

Một phần của tài liệu giáo trình máy điều khiển số và robot công nghiệp (Trang 91 - 95)

Vị trí chính xác của các hệ thống toạ độ do các điểm ZERO quyết định. Để đơn giản hố trong vận hành và trong lập trình, ngồi các điểm ZERO cịn các điểm chuẩn khác.

92 a) iểm gốc của máy M

Điểm gốc của máy ký hiệu là M. Đây là gốc của hệ thống toạ độ máy do nhà sản xuất xác định theo kết cấu động học của máy. Trên máy phay điểm ZERO thường nằm tại điểm giới hạn dịch chuyển của bàn máy. Trên máy tiện điểm này là giao điểm của trục quay và mặt bích của trục chính (nơi lắp mâm cặp). Như vậy gốc toạ độ máy tạo ra khơng gian làm việc của máy CNC.

p N E T F Ww Điểm ZERO máy

Điểm ZERO phôi

Điểm tham khảo trở về

Điểm chuẩn của bàn trượt Điểm cắt của dao

Điểm ZERO chương trình

Điểm điều chỉnh dụng cụ Điểm gá lắp dụng cụ Điểm chuẩn của đài dao

Điểm thay dụng cụ j) h) e) d) b) a) c) f) g) i) A Điểm tỳ k) W R P M

Hình 3-4. Ký hiệu các điểm ZERO và điểm chuẩn

Điểm ZERO máy được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Cài đặt máy. Rất nhiều máy CNC cần cĩ điểm ZERO trước khi thực hiện chương trình nào đĩ.

- Điểm ZERO máy được coi như điểm tham khảo (điểm chuẩn) để xác lập các điểm khác. Các điểm gốc làm việc, gốc của chương trình, điểm tham khảo trở về được định nghĩa và xác lập từ điểm ZERO máy.

- Điểm thay dao. Đây là điểm để trục chính máy trở về (theo trục Z) khi cần thay dao.

Ký hiệu của điểm ZERO máy thể hiện trên hình 3-4a.

b) iểm gốc của chi tiết W

Điểm gốc của chi tiết ký hiệu là W. Đây là gốc của hệ thống toạ độ chi tiết. Vị trí của điểm này do người lập trình tự lựa chọn và xác định. Thơng thường người lập trình cần phải chọn điểm W sao ở vị trí thuận lợi trên bàn máy sao cho kích thước trên bản vẽ gia cơng cũng là các giá trị toạ độ trong hệ thống toạ độ của chi tiết.

93

Ký hiệu của điểm ZERO phơi thể hiện trên hình 3-4b.

P M W X Y 50 30 Mặt bàn máy

Hình 3-5. Ba điểm zero (điểm chuẩn) khi gia cơng chi tiết

c) iểm gốc của chương trình P

Các toạ độ dựa trên hệ toạ độ máy khơng cĩ ý nghĩa thực tiễn cho việc lập trình bởi vì nĩ khơng liên quan trực tiếp (do not mach) với hệ toạ độ là việc. Điều này địi hỏi người lập trình chọn điểm thuận lợi mà từ đĩ các toạ độ trên biên dạng chi tiết được đo và thể hiện. Điểm ZERO của chương trình là điểm cần phải được chọn trước khi lập trình và tốt nhất là dao sẽ ở đĩ khi bắt đầu thực hiện chương trình. Theo định nghĩa này thì đối với chi tiết phức tạp ta cĩ thể chọn nhiều hơn một điểm gốc chương trình, trong đĩ điểm gốc của chương trình cĩ thể trùng với điểm gốc của hệ toạ độ làm việc. Nhiều điểm gốc của chương trình cĩ thể xác định trên cơ sở điểm gốc của hệ toạ độ làm việc.

Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4c.

Mối quan hệ của các điểm ZERO máy, ZERO phơi và điểm ZERO chương trình thể hiện trên hình 3-5. Điểm ZERO của chương trình là tâm của đường trịn phân bố lỗ cần khoan, trong khi đĩ gốc của hệ toạ độ chi tiết điểm bên trái phía dưới của chi tiết. Chú ý rằng điểm gốc của chương trình cần được xác định tại toạ độ X50 và Y30 trong hệ toạ độ chi tiết. Hệ toạ độ chi tiết được xác định bằng mã G92 hoặc G54.

d) iểm chuẩn trở về của máy R (điểm tham khảo)

Điểm chuẩn trở về của máy ký hiệu là R. Đây là điểm dùng để bàn máy hoặc trục chính lùi về. Cĩ thể cĩ nhiều hơn một điểm chuẩn trở về, trong đĩ điểm đầu tiên là điểm ZERO máy. Các điểm khác được cài đặt cho những mục đích chuyên biệt. Trong các máy cĩ hệ thống đo chiều dài dịch chuyển, các giá trị đo sẽ mất khi bị mất nguồn điện. Để hệ thống đo trở lại trạng thái trước đĩ cần phải thiết lập một điểm

94

chuẩn để xác định vị trí ban đầu. Trong trường hợp gặp sự cố cần phải lấy lại điểm chuẩn này.

Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4d.

e) iểm tì A

Điểm tì A là giao điểm của các đường trục và mặt phẳng tì. Trên các máy tiện, mặt phẳng tì nằm ngay tại mâm cặp hoặc ống kẹp.

Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4k.

f) iểm thay dao Ww

Để tránh va đập vào chi tiết gia cơng, khi thay dao, ụ dao phải chạy đến điểm thay dao Ww. Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4j.

g) iểm điều chỉnh dao E

Điểm điều chỉnh dao ký hiệu là E. Đây là điểm để xác định vị trí của dao khi lắp lên máy cũng như để điều chỉnh (hoặc đo) chiều dài của dao.

Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4i.

h) iểm gá dao N

Điểm gá dao ký hiệu N. Trên các máy phay điểm gá dao nằm ở mặt đầu trục chính, cịn trên các máy tiện điểm gá dao nằm trên các mặt phẳng của đầu revonve. Khi lắp dao điểm gá dao N và điểm điều chỉnh dao E sẽ trùng nhau. Ký hiệu của điểm gá dao phay và điểm điều chỉnh chiều dài dao phay thể hiện trên hình 3-6. Ký hiệu của điểm này trên hình 2-4h.

Điểm E,N

E

N

Vạch chuẩn

Điểm điều chỉnh dao E Điểm gá dao N

Hình 3-6. iểm chuẩn lắp dao và điều chỉnh chiều dài dao

i) iểm cắt của dao p

Điểm cắt của dao cĩ ký hiệu là p. Đĩ là điểm thực khi bán kính lưỡi cắt (đỉnh dao) rất nhỏ hoặc bằng 0. Nếu bán kính đỉnh cắt lớn thì để dễ lập trình ta chọn điểm ảo

95

(kéo dài các lưỡi cắt). Khi bán kính đỉnh dao quá lớn thì ta chọn điểm tâm của cung trịn đỉnh dao làm điểm lập trình (hình 3-7). Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4e.

p p

Hình 3-7. iểm cắt của dao p

j) iểm chuẩn của bàn trượt F

Điểm chuẩn của bàn trượt ký hiệu là F được sử dụng để xác định các điểm khác trên bàn trượt. Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4f.

k) iểm chuẩn đài dao T

Điểm chuẩn của đài dao (đầu revonve) ký hiệu là T. Điểm này xác định vị trí của đầu revonve khi máy hoạt động. Nĩ cũng được dùng để xác định các kích thước khác (các điểm khác) trên đầu revonve. Ký hiệu của điểm này trên hình 3-4g.

Một phần của tài liệu giáo trình máy điều khiển số và robot công nghiệp (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)