a) Hệ toạ độ trên máy phay.
Trên các máy phay, trục chính mang dao cắt.
Cũng như ở các máy tiện, các trục Z chạy song song với trục chính của máy. Chiều dương của trục Z (+Z) chạy từ chi tiết đến dao. Khi dao chuyển động đến gần chi tiết theo trục Z thì chuyển động này theo chiều âm.
Các trục X thường nằm trong mặt phẳng gá đặt chi tiết, nĩi chung nằm song song với mặt phẳng kẹp chặt chi tiết gia cơng.
Thơng qua vị trí khác nhau của trục chính mà người ta phân biệt các trục X trên máy phay đứng và trên máy phay ngang.
Trên các máy phay ngang, khi ta nhìn theo hướng từ trục chính đến chi tiết gia cơng thì chiều dương của trục X chạy sang phải.
90
Khi ta xác định được các chiều của trục X và Z ta cĩ vị trí và chiều của trục Y. Ngồi các trục toạ độ X, Y và Z cịn cĩ các trục toạ độ khác song song với chúng. Các trục này được ký hiệu là U, V và W tương ứng song song với X, Y và Z. Ví dụ, trên trung tâm gia cơng cĩ các bộ phận trượt theo các trục U và W (hình 3-2b).
a) b)
Hình 3-2. Hệ thống trục toạ độ (a) và chiều của các chuyển động quay (b)
trên máy phay CNC trục đứng. b) Hệ toạ độ trên máy tiện
Trên các máy tiện, trục chính mang chi tiết quay trịn, dao cắt (dao tiện) thực hiện chuyển động tịnh tiến theo hướng X và Z.
Các trục Z chạy song song hoặc trùng với trục chính của máy. Chiều dương của trục Z (+Z) chạy từ chi tiết đến dao tiện, nghĩa là dao chạy xa khỏi chi tiết. Khi chuyển động theo hướng +Z các giá trị toạ độ tăng lên.
Chiều dương của các trục X (+X) chạy từ tâm quay của chi tiết đến giá dao. Theo qui định này thì chiều của các trục X sẽ khác nhau khi gá dao tiện ở phía trước hoặc phía sau tâm quay.
Hiện tại cĩ một số máy tiện CNC: loại hai trục toạ độ, trung tâm tiện 4 trục, trung tâm tiện nhiều chức năng cĩ khả năng phay, trung tâm tiện hai trục chính. Trong khuơn khổ tài liệu này chúng ta chỉ đề cập đến máy tiện CNC hai trục toạ độ.
Trục Z khi nào cũng đi qua trục chính dọc theo máy. Trục X vuơng gĩc với trục Z và hướng về phía người vận hành nếu bàn xe dao nằm phía người vận hành (hình 3-3a). Khi bàn dao nằm phía bên kia chi tiết thì trục X hướng ra xa người vận hành (hình 3-3b).
91
a) b)
Hình 3-3. Hệ thống toạ độ trên máy tiện. Trục X hướng về người vận hành (a) và
hướng ra xa người vận hành (b).
Các trục toạ độ của máy tiện CNC như sau:
Địa chỉ trục CNC Trục của máy
Trục thứ nhất: X (lập trình tuyệt đối). U (lập trình tương đối)
X Trục thứ hai: Z (lập trình tuyệt đối).
W (lập trình tương đối)
Z U (lập trình tương đối).
Trục thứ ba: C (lập trình tuyệt đối) H (lập trình tương đối)
U, V hoặc trục quay Trục thứ tư: Y (lập trình tuyệt đối)
V (lập trình tương đối)
U, V hoặc trục quay Chiều của các trục toạ độ như sau:
+X hoặc +U khi bàn trượt ngang dịch chuyển ngang ra xa ụ trục chính. -X hoặc -U khi bàn trượt dịch chuyển ngang về phía ụ trục chính. +Z hoặc +W khi bàn dao dịch chuyển dọc ra xa ụ trục chính. -Z hoặc -W khi bàn dao tiến dọc về phía ụ trục chính.
c) Chiều chuyển động trên máy.
Trong trường hợp chi tiết gia cơng chuyển động thay cho dao, chuyển động của đồ gá mang chi tiết được ký hiệu là X’, Y’ và Z’, A’, B’ và C’ và ngược với chiều chuyển động của dao.
Chuyển động của dao theo chiều dương của trục X (+X) cũng cĩ cùng một tác động như chuyển động theo chiều dương của chi tiết (+X’).