THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC KINH DOANH THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

MẠI TỈNH TÂY NINH

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế nước ta hơn một thập kỷ qua, cĩ thể thấy rằng, thương mại là một trong những lĩnh vực diễn ra quá trình đổi mới sớm nhất, cĩ sự tham gia mạnh mẽ của nhiều thành phần kinh tế và với nhiều hình thức, cấp độ, quy mơ tổ chức khác nhau. Đến nay, các hoạt động thương mại đã trở nên đa dạ ng, đa chiều hơn, trải rộng hơn và sâu sắc hơn trong các hoạt động kinh tế. Cùng với quá trình đĩ, hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại trên phạm vi cả nước nĩi chung và tỉnh Tây Ninh nĩi riêng cũng thay đổi mạnh mẽ, cơ chế hành chính trong hệ thống tổ c hức được thay bằng cơ chế lợi ích và cạnh tranh ngay trong một thành phần kinh tế và giữa các thành phần kinh tế với nhau.

Theo số liệu niên giám Thống kê Tây Ninh năm 2007, trên địa bàn tỉnh cĩ 40.863 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng, tăng 10,3% so với năm 2006.

Bảng 9: Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn và nhà hàng 2006 2007 Tổng số 37.060 40.863 Trong đĩ - Nhà nước 215 219 - Tư nhân 615 616 - Cá thể 36.226 40.023

- Đầu tư nước ngồi 3 4

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2007

Tổng số số cơ sở kinh doanh thương mại năm 2006 là 25.919, trong đĩ số cơ sở thuộc thành phần kinh tế Nhà nước do trung ương quản lý là 109 cơ sở, tăng khơng đáng kể so với năm 2005, trong khi các cơ sở kinh doanh do địa phương quản lý tăng lên rất mạnh, từ 23.165 cơ sở năm 2005 lên 25.805 cơ sở năm 2006, tăng 11,4% và số cơ sở kinh doanh cĩ vốn đầu tư nước ngồi cũng tăng từ 1 lên 3 cơ sở.

Năm 2007, số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm khoảng 59% tổng số các cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn, tiếp đến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, chiếm 32%, cuối cùng là các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, chỉ chiếm 8,8%. Tuy nhiên, trong số các cơ sở qua phân loại ngành nghề kinh doanh trên đây, trong chừng mực nào đĩ, cho thấy hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ doanh nghiệp kinh doanh lương thực, cịn lại phần lớn các doanh nghiệp thương mại khác thực hiện chức năng cung ứng hàng hố trên địa bàn là chủ yếu, trong khi hoạt động tổ chức khai thác nguồn hàng địa phương cĩ

phần bị xem nhẹ hơn, khơng cĩ tính chủ động và phĩ mặc cho các doanh nghiệp sản xuất.

1. Thương mại Nhà nước

Năm 2005, số DNNN tham gia hoạt động thương mại đĩng trên địa bàn tỉnh là 257 doanh nghiệp, năm 2006 là 215 doanh nghiệp và năm 2007 là 219 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp Nhà nước này giảm rất ít, khơng những thế cịn tăng lên vào năm 2007, điều này cho thấy, thành phần kinh tế quốc doanh vẫn cịn đĩng vai trị chủ đạo trong các khâu điều tiết thị trường trên địa bàn tỉnh.

2. Thương mại ngồi quốc doanh

Theo xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại ngồi quốc doanh trên phạm vi cả nước trong giai đoạn vừa qua, thương mại ngồi quốc doanh trên địa b àn tỉnh Tây Ninh đã hình thành và phát triển khá nhanh với nhiều loại hình và quy mơ tổ chức khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần; các hộ kinh doanh thương mại cá thể: lực lượng này phát triển nhanh chĩng và đã gĩp phần khơng nhỏ trong việc cung ứng hàng hố tới tay người tiêu dùng ở các làng, xã và nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, giữ vai trị quan trọng trên thị trường nơng thơn và một phần bán lẻ trên thị trường thành thị. Trên thực tế, các hộ tư thương phát triển cĩ xu hướng tăng, tốc độ phát triển ở thành thị nhanh hơn khu vực nơng thơn và kinh doanh tập trung lớn tại các chợ. Tuy nhiên, điều đĩ cũng phản ánh thực trạng cơ cấu của ngành thương mại Tây Ninh chủ yếu là quy mơ nhỏ của các hộ kinh doanh thương mại.

Nhìn chung, trong những năm vừa qua hệ thống thương mại ngồi quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã cĩ bước phát triển đáng kể về phạm vi, khơng gian và quy mơ hoạt động cũng như sự phong phú, đa dạng về loại hình tổ chức hoạt động của các thành phần kinh tế này. Sự tham gia nhanh chĩng của thành phần kinh tế ngồi quốc doanh vào các hoạt động thương mại trên địa bàn là sự bổ sung, thay thế kịp thời vào các khâu, nấc, cơng đoạn và lĩnh vực của quá trình thương mại do yêu cầu đổi mới tổ chức quản lý của thành phần thương mại Nhà nước hiện nay đang để lại.

Tuy vậy, cần thấy rằng, trên phạm vi cả nước nĩi chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nĩi riêng, hệ thống thương mại Nhà nước cùng với hệ thống thương mại ngồi quốc doanh vẫn đang trong quá trình vận động để đi đến sự phân cơng và liên kết theo chiều ngang để hoạt động một cách hợp lý hơn và hình thành hệ thống phân phối quy mơ lớn, hiện đại, cĩ hiệu quả hơn, giữ vai trị chủ đạo và dẫn dắt đối với quá trình phát triển ngành. Bên cạnh đĩ, cơ cấu thươ ng mại quy mơ nhỏ là các hộ kinh doanh chiếm số lượng chủ yếu cần được liên kết lại để mở rộng quy mơ kinh doanh, cần được hỗ trợ để cĩ sức cạnh tranh với các cơ cấu thương mại khác trong quá trình phát triển của thời kỳ tới.

Một phần của tài liệu Qui hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (Trang 32 - 34)