Trong điều kiện kinh tế thị trường luôn có sự canh tranh gay gắt, đối với các doanh nghiệp nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng, lực lượng này góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi doanh nghiệp, và đối với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Tiến cũng vậy, nguồn nhân lực của Công ty cũng được xem là một yếu tố quan trọng, nguồn nhân lực của Công ty ngày càng tăng lên và trình độ học vấn của họ ngày càng nâng cao. Qua phân tích dưới đây cho chúng ta hiểu thêm về tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Tiến.
Bảng 3: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 Phân loại Chỉ tiêu
Năm Tốc độ 2011 2012 2013 SL % SL % SL % 12/11 13/12 Trình độ chuyên môn Trên ĐH 2 0.75 2 0.70 3 0.98 100 150 ĐH&CĐ 46 17,29 53 18.53 60 19.54 115.22 113.21 TC 40 15.04 42 14.69 48 15.64 105 114.29 CN-KT 178 66.92 189 66.08 196 63.84 106.18 103.70 Tổng 266 100 286 100 307 100 107.52 107.34
TC công việc Gián tiếp 48 18.05 56 19.58 61 19.87 116.67 108.93 Trực tiếp 218 81.95 230 80.42 246 80.13 105.50 106.96 Tổng 266 100 286 100 307 100 107.52 107.34 Giới tính Nam 251 94.36 269 94.06 288 93.81 107.17 107.06 Nữ 15 5.64 17 5.94 19 6.19 113.33 111.76 Tổng 266 100 286 100 307 100 107.52 107.34 (Nguồn: Phòng Hành chính)
Qua bảng số liệu cho thấy tổng số lao động của Công ty trong 3 năm qua đều có xu hướng gia tăng. Năm 2012 so với năm 2011 là 20 người tức là tăng 7.52% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì số lượng lao động của Công ty cũng tiếp tục tăng so với năm 2012 là 7.34% cụ thể tăng 21 người.
Số lượng công nhân viên của Công ty càng ngày càng gia tăng đều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty càng ngày càng mở rộng thêm. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng với nhiều khách hàng và số lượng của Công ty ngày càng gia tăng. Vì vậy Công ty cần tuyển thêm nhiều lao động để giải quyết thêm khối lượng công việc ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó thì số lượng lao động nghỉ việc rất ít, để thấy rõ sự biến động nguồn lực của Công ty qua nhiều khía cạnh ta tiến hành phân loại lao động theo các đối tượng sau:
Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn:
Tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ có sự giao động theo chiều hướng tăng số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học, trên đại học. Đồng thời có xu hướng giảm tỷ trọng trung cấp và công nhân kỹ thuật. Cụ thể năm 2011 thì số lượng lao động trên đại học chiếm tỷ trọng 0.75% lao động đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng 17.29% lao động trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng 15,04% và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng 66.92% . Nhưng sang năm 2012 thì tỷ trọng này có
sự thay đổi, tỷ trọng lao động trên đại học là 0.7%, đại học và cao đẳng tăng lên chiếm tỷ trọng là 18.53%, tỷ trọng lao động trung cấp giảm xuống còn 14.69% và công nhân kỹ thuật giảm xuống chiếm tỷ trọng là 66.08%. Và sang năm 2013 lại có sự thay đổi khác cụ thể như sau: Số lượng trên đại học chiếm tỷ trọng 0.98%, số lượng đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng 19.54% nhưng tỷ trọng lao động trung cấp giảm xuống còn 15.64% và tỷ trọng lao động công nhân kỹ thuật giảm xuống còn 63.84%.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ phát triển cao. Vì thế Công ty cần phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng công việc tốt hơn. Hơn nữa, Công ty tuyển dụng chủ yếu là những người có trình độ đại học và công nhân kỹ thuật là chính.
Phân loại lao động theo giới tính:
Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động nêu trên ta thấy số lao động nam trong Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ nhưng tỷ trọng này lại có sự biến đổi tăng giảm qua các năm cụ thể như sau: Năm 2011 tỷ trọng lao động nam chiếm 94.36% sang năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống còn 94.06% nhưng đến năm 2013 tỷ trọng lao động nam lại giảm xuống còn 93.81%.
Nguyên nhân có sự khác biệt như vậy vì Công Ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Tiến là một Công ty xây dựng, do đó đội ngũ lao động chính của Công ty chính là các kỹ sư xây dựng, các công nhân kỹ thuật. Mà lực lượng lao động chủ yếu trong lĩnh vực này là lao động nam. Bởi vì họ có sức khỏe và sức chịu áp lực công việc cao nên phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng, họ làm việc tại các phòng nghiệp vụ của Công ty, các xưởng công trình và các đội xây lắp. Còn lực lượng cán bộ công nhân viên nữ thường làm việc ở các phòng ban nghiệp vụ, các văn phòng đại diện, các chi nhánh của Công ty. Và việc gia tăng tỷ trọng lao động nữ điều này chứng tỏ Công ty có xu hướng thành lập lên các chi nhánh và các văn phòng đại diện nên cần lao động nữ cũng là một xu thế tất yếu.
Phân loại công việc theo tính chất công việc:
Tất cả các doanh nghiệp đều phân loại đối tượng theo hai đối tượng chính đó là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Thông qua bảng số liệu nêu trên ta thấy tỷ
trọng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động gián tiếp. Điều này hoàn toàn hợp lý trong thực tế, bởi vì trong doanh nghiệp sản suất kinh doanh nhất là Công ty xây dựng thì lao động chủ yếu là lao động trực tiếp tham gia và các hoạt động sản xuất ở các công trình mà Công ty đang thi công. Các đội xây lắp đây là lực lượng lao động không thể thiếu. Bên cạnh lực lượng lao động trực tiếp thì Công ty còn có lao động gián tiếp, đây là lực lượng quan trọng đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của Công ty thông qua các kế hoạch, các chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ trọng lao động gián tiếp của Công ty có xu hướng tăng lên còn lao động trực tiếp thì có xu hướng ngược lại. Cụ thể như sau: Năm 2011 lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng là 81,95% và lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng 18,05% nhưng sang năm 2012 thì lao động trực tiếp có xu hướng giảm xuống còn 80.42% và lao động gián tiếp tăng lên 19,58%. Đến năm 2013 tỷ trọng trực tiếp lại giảm xuống còn 80.13% và lao động gián tiếp tăng lên 19,87%.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là Công ty ngày càng mở rộng nhiều chi nhánh do đó cần nhiều đội ngũ cán bộ quản lý hơn. Hiện nay Công ty áp dụng nhiều máy móc vào hoạt động nên Công ty không cần nhiều lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất.