Thứ nhất, hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. Với định
hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đã được trình bày tại Phần 4.1 cho thấy hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã xây dựng chiến
lược phát triển dịch vụ tổng thể, có lộ trình, mục tiêu cụ thể trong một giai đoạn đối với từng loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, chiến lược phát triển dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam phải dựa trên các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để được điều chỉnh, bổ sung theo từng thời kỳ phù hợp với định hướng phát triển dịch vụ của Nhà nước, nhu cầu thị trường và xu thế hội nhập hiện nay.
Thứ hai, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Cùng với sự hội nhập của
nền kinh tế, mở cửa thị trường tài chính dịch vụ, để tăng sức cạnh tranh, giữ vững và thu hút thêm khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam cần ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh để phát triển dịch vụ có chất lượng và ưu việt, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của khách hàng, thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực quản trị điều hành, liên kết với các ngân hàng trong và ngoài nước giải quyết, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
Thứ ba, đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trong những năm
gần đây, BIDV đã chú trọng đầu tư lắp đặt các máy ATM, các máy chấp nhận thanh toán thẻ, đa dạng hoá các loại thẻ: thẻ ghi nợ (Vạn dặm, eTrans 365+, Power); tuy nhiên so với một số NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu.... thì số lượng máy ATM, các điểm chấp nhận thanh toán thẻ, số lượng cũng như loại thẻ phát hành ... còn khá khiêm tốn và chiếm thị phần thấp. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng song song với việc tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như: TTTN, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, KDNT....; Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ như: Thẻ, BSMS, chi trả kiều hối, PhoneBanking, InternetBanking.... và triển khai lắp đặt thêm các máy ATM, các điểm chấp nhận thanh toán thẻ....
Thứ bốn, hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá thủ tục và dễ thực hiện. Hiện nay, một số quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được khách hàng đánh giá là khó hiểu, hồ sơ thủ tục còn nhiều và phức tạp. Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam sớm nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy trình, đáp ứng được yêu cầu đơn giản hoá hồ sơ thủ tục, giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết và chặt chẽ về pháp lý. Đồng thời ban hành kịp thời các quy trình, văn bản hướng dẫn các dịch vụ mới triển khai ứng dụng.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đối với các chi nhánh trên toàn quốc; đảm bảo hoạt động của các chi nhánh tuân thủ pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ, thể lệ chế độ, theo đúng định hướng, mục tiêu của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Thứ sáu, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam quan tâm, chú trọng
hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ để có những kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ quản lý điều hành, kỹ năng giao tiếp.... Cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và những kiến thức mới, đặc biệt về các dịch vụ ngân hàng hiện đại để triển khai ứng dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời, cần có chính sách thu hút và giữ chân cán bộ có năng lực, có chính sách tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Tổ chức các buổi hội thảo với các ngân hàng, các chuyên gia trong và ngoài nước để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với các công nghệ mới để phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển dịch vụ nói riêng.
Thứ bảy, tăng cường công tác quảng bá, khuếch trương và giới thiệu
các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ mới, hiện đại, các hình thức khuyến mại.... trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài, báo, truyền hình.
Kết luận chương 4
Nội dung của chương 4 đã đưa ra ba giải pháp mà Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có thể thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ: Một là, đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có và phát triển các dịch vụ mới; Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên; Ba là, đầu tư trang thiết bị, máy móc và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên để phát triển dịch vụ an toàn và hiệu quả nhất, không chỉ từ sự nỗ lực cố gắng của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam mà còn phải có sự chỉ đạo, hỗ trợ của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước; quan tâm chỉ đạo sát sao, giúp đỡ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ của khách hàng.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đứng trước yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng này, hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Namnói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ nói riêng đã cố gắng không ngừng nghiên cứu, ứng dụng phát triển các dịch vụ mới; đồng thời tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có của ngân hàng. Kết quả cho thấy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ đã đạt được những thành tích đáng kể, không những đảm bảo cho mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng qua các năm mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam vẫn không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do vậy, trong thời gian tới muốn giải quyết những khó khăn, vướng mắc đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của Ngân hàng ở tầm vi mô cũng như ở tầm vĩ mô, đồng thời phải có các biện pháp đồng bộ cả về phía Nhà nước, cùng các cấp, các ngành tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọphát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt và sức ép hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình học tập, nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ, tác giả đã lựa chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ; đồng thời, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao.
2. Nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những hạn chế trong việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để tăng cường cho việc huy đông vốn đạt hiệu quả cao.
3. Những giải pháp luận văn đưa ra có tính khả cao, bởi luận văn đã hệ thống, phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng, sự cần thiết phải phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng; nâng chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên; đầu tư máy móc thiết bị tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường, tạo vị thế cho ngân hàng; đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao trong kinh doanh.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và sự hiểu biết còn hạn chế; đề tài tương đối rộng và khá phức tạp, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2003) Tín dụng – Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê. 3. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. Học viện ngân hàng Giải pháp sử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại Việt Nam (2003) Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
7. TS. Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. ISO (2005), ISO9000:2005 Quality management systems, Fundamentals
and vocabulary 3rd.
9. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên – Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009,
2010, 2011, Hà Nội.
10. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển, Hà Nội.
11. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009,
2010, 2011, Phú Thọ.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ (2009, 2010, 2011), Báo
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
14. TS. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại – Commercial bank
management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
16. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật các
Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
17. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các
Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
18. GS Nguyễn Quang Thái (2011), “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”,