Biểu đồ kết quả kinh doanh từ huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 68 - 94)

Thu nhập từ hoạt động huy động vốn là khoản thu nhập ròng rất quan trọng và có một tỷ trọng mang tính chất quyết định đối với kết quả kinh doanh vì tính chất ổn định, khơng có rủi ro và dễ dàng tính được hiệu quả kinh doanh ngay khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, để gia tăng nguồn thu này bắt buộc phải phát triển việc huy động vốn từ nhiều kênh.

Nguồn: BIDV- Phú Thọ

Hình 3.9: Biểu đồ cơ cấu thu nhập ròng từ huy động vốn trong lợi nhuận trước thuể của BIDV Phú Thọ

Bên cạnh những kết quả mang lại trực tiếp, hoạt động huy động vốn cũng đã góp phần cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ phát triển các sản phẩm, các mảng nghiệp vụ khác thông qua việc cung ứng cho khách hàng gửi tiền như: dịch vụ ngân hàng điện tử (BSMS, Internet Banking) hoặc các sản phẩm tín dụng cá nhân (cho vay cầm cố, thấu chi tài khoản)… từ đó góp phần gia tăng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kết luận chương 3

Từ kết quả đạt được, cho thấy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ có những ưu điểm chính sau:

Một là, quy mơ khách hàng có bước phát triển tốt qua các năm đã tạo lập được một nền khách hàng vững chắc là những khách hàng quan trọng và thân thiết và một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tăng trưởng nguồn vốn huy động trong tương lai. Đã tạo lập được uy tín của thương hiệu Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam và gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Hai là, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ có sự tăng trưởng tốt, góp phần ổn định nền vốn, chủ động trong mở rộng tín dụng và các sản phẩm dịch vụ, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Ba là, đã có sự đầu tư vào cơng nghệ ngân hàng nhằm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian giao dịch và làm nền tảng để phát triển những sản phẩm huy động vốn có hàm lượng cơng nghệ cao. Từ đó làm chất lượng sản phẩm huy động vốn ngày càng cải thiện và được khách hàng đánh giá tốt. Những sản phẩm giá trị gia tăng gắn với sản phẩm huy động vốn cũng được phát triển nhằm tăng tiện ích cho khách hàng gửi tiền như ATM, Internet Banking/Mobile Banking, cho vay thấu chi…

Chương 4

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN PHÚ THỌ 4.1. Định hướng phát triển của ngân hàng

4.1.1. Căn cứ để định hướng

Để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập toàn bộ và sâu rộng với nền kinh tế thế giới khi lộ trình mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng đang đến gần theo cam kết gia nhập WTO, thực hiện chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam; Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ nói riêng và các ngân hàng nói chung đã đề ra định hướng phát triển kinh doanh của mình. Song việc hồn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống pháp luật cần đồng bộ; nó sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Hiện nay Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và cuộc khủng khoảng tài chính thế giới, mơi trường kinh doanh có nhiều biến động hết sức phức tạp. Do vậy, Nhà nước cần xác định rõ Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.... để khuyến khích đầu tư, tạo mơi trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện cơ bản cho doanh nghiệp phát triển, tăng tính an tồn cho hoạt động đầu tư của các ngân hàng và tạo ra nhiều nhu cầu đối với các dịch vụ; từ đó thúc đẩy ngân hàng đa dạng hố và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

- Quan điểm của Nhà nước, lãnh đạo địa phương, ngành: Mấy năm gần đây, trên thế giới trải qua những cuộc khủng khoảng về kinh tế, từ cuộc khủng khoảng tài chính Đơng Nam Á, cuộc khủng khoảng ở Mỹ đến cuộc khủng khoảng kinh tế tồn cầu làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Căn cứ

vào định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ, tài khóa năm 2012 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, kiểm soát lạm phát dưới 10%, nhập siêu không quá 10% tổng kim kim ngạch xuất khẩu, điều hành tốc độ dư nợ tín dụng khoảng 15 – 17% tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14 – 16%, giảm lãi suất phù hợp với xu hướng giảm lạm phát ngành Ngân hàng tỉnh Phú Thọ xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong hoạt động ngân hàng năm 2012 như sau:

- Nguồn vốn huy đông: Tăng từ 16 – 18% so với năm 2011.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế: Tăng không quá 16% so với năm 2011. - Nợ xấu: Dưới 3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

- Đảm bảo hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn hoạt động an tồn, hiệu quả khơng có ngân hàng lỗ

- Kết quả nghiên cứu đề tài: Đã tạo lập được uy tín của thương hiệu Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ có sự tăng trưởng tốt, góp phần ổn định nền vốn, chủ động trong mở rộng tín dụng và các sản phẩm dịch vụ, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đầu tư vào công nghệ ngân hàng nhằm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian giao dịch và làm nền tảng để phát triển những sản phẩm huy động vốn có hàm lượng cơng nghệ cao.

4.1.2. Những định hướng cơ bản

- Xây dựng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

- Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh các lĩnh vực hoạt động kinh doanh có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.

- Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam trên thị trường tài chính, tập trung định hình và hồn thiện mạng lưới kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực: Năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản.

- Đẩy mạnh đầu tư cơng nghệ ngân hàng có trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin, báo cáo chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo tại Hội sở chính và các Chi nhánh ở những phân hệ nghiệp vụ chủ chốt.

4.1.3. Dự kiến các chỉ tiêu cần đạt trong thời gian tới

- Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản từ 21-23%/ năm. - Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn từ 23-27%/ năm. - Tốc độ tăng trưởng bình qn tín dụng hàng năm từ 25-27%/ năm. - Tỷ lệ nợ xấu < 3%.

- Cơ cấu dư nợ/ tổng dư nợ: Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn chiếm từ 41- 43%; tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm từ 75-76%; tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm từ 73-74%; tỷ trọng dư nợ nhóm II chiếm từ 13-15%; tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm từ 12-13%.

- ROA ≥ 1%; ROE ≥ 16-18%; CAR ≥ 9%.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập từ dịch vụ ròng: > 57%/ năm. - Tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận sau thuế: > 49%/ năm. - Tổng thu dịch vụ/Tổng thu nhập: 43%.

- Thu dịch vụ ròng /Lợi nhuận trước thuế: 40%.

- Cơ cấu (tỷ trọng các loại hình thu dịch vụ trên tổng thu dịch vụ ròng đến 2012):

+ Dịch vụ thanh toán: 30%. + Dịch vụ bảo lãnh: 40%.

+ Dịch vụ kinh doanh tiền tệ: 17%. + Dịch vụ ủy thác đại lý: 2%.

+ Phí, hoa hồng và các dịch vụ khác: 11%.

4.2. Giải pháp thúc đẩy huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ Phát triển Phú Thọ

4.2.1. Giải pháp 1: Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp trên thị trường theo

hướng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có và phát triển các dịch vụ mới - Dịch vụ chuyển tiền: Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ chưa thực hiện việc chi trả tiền cho khách hàng tại nhà riêng hay tại đơn vị đối với bất kỳ khoản tiền có giá trị lớn hay nhỏ. Do vậy, khi có tiền chuyển đến, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ cần chủ động thông báo cho khách hàng; trường hợp khi có đề nghị của khách hàng, ngân hàng thực hiện việc chi trả tiền cho khách hàng theo hình thức cử cán bộ chuyển tiền đến nhà riêng hoặc địa điểm giao tiền mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, việc chi trả này nên quy định số tiền tối thiểu chuyển tới tận tay khách hàng phải từ mức 50.000.000 đối với đồng Việt Nam trở lên, từ 3,000.00 đối với ngoại tệ đô la Mỹ trở lên và đối với các ngoại tệ khác (EUR, JPY, CNY, HKD....) thì quy đổi tương đương số tiền đơ la Mỹ trên trở lên. Sở dĩ Ngân hàng cần triển khai nội dung này vì dịch vụ chuyển tiền hầu như khơng có rủi ro và thu được phí ngay, trong khi đó cơng tác cho vay cịn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, trong q trình nhận và chuyển tiền Ngân hàng tranh thủ được nguồn vốn phát triển hoạt động tín dụng và thực hiện các dịch vụ khác. Để phát triển dịch vụ chuyển tiền, Ngân hàng nên thành lập một tổ chuyên trách thực hiện dịch vụ này, có trách nhiệm thông báo cho khách hàng khi có nguồn tiền đến, trực tiếp hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết khi nhận và trả tiền, chuyển tiền đến tận tay cho khách

hàng. Như vậy, vừa tận dụng được cán bộ hiện có, lại vừa góp phần tăng thu phí dịch vụ chuyển tiền cũng như nâng cao chất lượng của dịch vụ này.

- Dịch vụ ngoại hối và thanh toán quốc tế:

+ Chi trả kiều hối: Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ thực hiện chi trả kiều hối cho khách hàng chỉ bằng 2 loại ngoại tệ (USD, EUR) và địa điểm chi trả: Trụ sở Chi nhánh, các Phòng Giao dịch. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ cần bổ sung thêm các loại ngoại tệ chi trả khác như: JPY, HKD, AUD, SGD....; sẵn sàng chuyển đổi ngoại tệ theo yêu cầu khách hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ, chỉ rút ngoại tệ khi cần hoặc bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng..... Bên cạnh đó, mở thêm các điểm chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ tại 3 Quỹ Tiết kiệm. Ngoài ra để khơi tăng nguồn kiều hối, Ngân hàng nên thiết lập một bộ phận chuyên phụ trách việc thông báo và giao tiền tận nhà cho khách hàng. Mặc dù Ngân hàng sẽ tốn thêm một khoản chi phí nhất định nhưng chắc chắn mức phí dịch vụ thu được sẽ tăng thêm do tiện ích này mang lại còn cao hơn nhiều.

Phối hợp chặt chẽ, thực hiện các chính sách đối với đơn vị xuất khẩu lao động, tổ chức chuyển tiền nước ngoài như: Sở Lao động và Thương binh Xã hội tỉnh Phú Thọ, Trung tâm xuất khẩu lao động tỉnh Phú Thọ,.... để tiếp cận, giới thiệu các dịch vụ, phương thức chuyển tiền tới người đi học tập, lao động, làm việc ở nước ngoài trước khi xuất khẩu và khách hàng có người thân sống, định cư ở nước ngoài để khơi tăng, thu hút nguồn kiều hối chuyển về địa phương thông qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ. + Thanh toán quốc tế:

Đối với khách hàng mở L/C nhập khẩu máy móc, thiết bị hay nguyên nhiên vật liệu, hàng hố thì áp dụng mức ký quĩ khác nhau hoặc tín chấp phù hợp với từng nhóm khách hàng để thực hiện chính sách đối với từng đối tượng khách hàng, cụ thể: Đối với khách hàng xếp loại từ BBB trở lên hoặc

nhóm 1 và nhóm 2 thì áp dụng mức ký quỹ thấp hơn so với khách hàng xếp loại từ BB trở xuống hoặc từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Tư vấn nghiệp vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho các khách hàng. Hiện nay có rất nhiều khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng chưa nắm rõ, hiểu đầy đủ thơng lệ thanh tốn quốc tế, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu chưa lường hết rủi ro có thể xảy ra thậm chí có lợi cho phía nước ngồi, trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế.... Vì vậy, cán bộ làm công tác thanh tốn quốc tế ngồi việc thực hiện thanh tốn còn phải tư vấn thêm cho khách hàng sử dụng các hình thức trong thanh tốn (L/C, chuyển tiền điện, nhờ thu....), những rủi ro có thể xảy ra, phát hiện các trường hợp sai sót trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có như vậy, khách hàng mới cảm thấy tin tưởng, an tâm hơn khi giao dịch với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ. - Dịch vụ thẻ ATM: Tăng cường tiếp cận, thực hiện các chương trình khuyến mại về phí phát hành thẻ, phí dịch vụ trả lương, phí dịch vụ BSMS .... để khai thác tối đa các đơn vị, tổ chức có số lượng cán bộ đơng, thu nhập cao thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản và sử dụng dịch vụ BSMS. Bên cạnh với tăng lượng máy ATM, tổ chức rà soát, đánh giá lại từng vị trí đặt máy ATM bảo đảm các yêu cầu hiệu quả như: Địa điểm giao dịch thuận lợi, an toàn; đảm bảo thời gian giao dịch 24/24 giờ trong ngày; trang trí Maquette đẹp, ấn tượng, thống nhất đặc trưng thương hiệu thẻ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và khai thác triệt để khả năng quảng cáo hình ảnh thương hiệu trên màn hình chờ của máy ATM.

- Phát triển các dịch vụ mới

Song song với việc hoàn hiện, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có thì việc mở rộng, phát triển các dịch vụ mới là tất yếu đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ. Bởi dịch vụ mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục dịch vụ, thoả mãn nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ

đó làm tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

+ Phát triển thêm các loại thẻ, tăng tính tiện ích và nâng cao tính bảo mật cho dịch vụ thẻ:

Hiện nay thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh tốn tiện ích nhất, an tồn cho người sử dụng và cho ngân hàng phát hành. Đây là phương tiện thanh toán hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ tiên tiến, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ chưa triển khai phát hành các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế. Do vậy trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 68 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)