Huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 26 - 29)

1.1. Những vấn đề lý luận về công tác huy động vốn của NHTM

1.1.4.1.Huy động vốn tiền gửi

a. Tiền gửi thanh toán

Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán.

Tiền gửi đảm bảo thanh toán được gửi vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm. Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanh tốn mà khơng phải để đầu tư. Bởi vậy đối với khách hàng đây là một tài sản mà họ ký thác uỷ nhiệm cho ngân hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng. Do vậy khách hàng không mất quyền sở hữu, cũng như quyền sử dụng số tiền đó. Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào. Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiện thanh tốn dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền…

Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãi suất thường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác. Nhưng khi khách hàng mở và sử dụng các loại tài khoản này thì được ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ở tài khoản thanh toán thường chiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng.

Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trong việc bảo quản vốn và trong qúa trình thanh tốn trả tiền hàng hoá dịch vụ, ngồi ra khách hàng cịn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịch vụ miễn phí. Cịn đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế tốn theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc và một số dịch vụ kèm theo. Chi phí này khá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lượng tiền gửi vào và số lượng tiền rút ra không cùng một

lúc và chủ tài khoản thường không sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản. Do đó ln tồn tại một số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài số dư ấy được ngân hàng dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận. Như vậy đối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giao dịch không những bù đắp được chi phí mà cịn có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ mới được ứng dụng vào hoạt động ngân hàng. Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi này ngày càng gia tăng. Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng của ngân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng tăng.

b. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này được xác định trước. Do đó cá doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó. Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời hạn. Trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi khơng kỳ hạn.

Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thê sử dụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng. Với mỗi một kỳ hạn khác nhau thì ngân hànng áp dụng một loại

lãi suất khác nhau. Thơng thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Các NHTM thường khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tương đối ổn định, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh. Để thu hút được nhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền được đảm bảo, lạm phát vừa phải (thường là một con số một năm) và tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có hiệu quả.

c. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi các nhân được gửi vào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào tổ chức tín dụng. Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân. Khi gửi tiền người gửi tiền được giao một sổ tiết kiệm coi như một giấy chứng nhận tiền gửi vào ngân hàng. Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tích kiệm. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc tồn bộ số tiền gửi bất kỳ lúc nào. Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các cơng cụ thanh tốn để chi trả cho người khác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tích kiệm có kỳ hạn trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Nhưng trong thực tế ở nước ta hiện nay để khuyến khích người gửi tiền các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trước thời hạn và được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (thơng thường bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn).

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượng lớn trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phục thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cư, chất lượng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và nền kinh tế tăng trưởng vững chắc.

d. Tiền gửi của các ngân hàng khác

Trong q trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi ở lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh tốn... Ngồi ra việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh tốn bị đe doạ... các ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau. Q trình vay này là một thoả thuận tín dụng giữa hai bên. Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ. Ngân hàng trung ương đóng vai trị là người cho vay cuối cùng để cứu cho các ngân hàng thương mại khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường khơng nhiều và chi phí huy động thường cao hơn. Do vậy, hình thức này các ngân hàng sử dụng không nhiều.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 26 - 29)