Biểu đồ số dư huy động vốn bình quân theo số lượng khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 64 - 68)

Nguồn: BIDV- Phú Thọ

Hình 3.7: Biểu đồ Số dư huy động vốn bình quân theo số lượng cán bộ, nhân viên BIDV - Thú Thọ

3.2.2. Nguồn vốn huy động từ các Ngân hàng và vốn vay của BIDV

Bảng 3.7: Nguồn vốn huy động của các NHTM và các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Năm 2010 Năm 2011 Ngân hàng Năm 2009 Số dư Tăng trưởng Số dư Tăng trưởng Agribank 3.253 3.554 9% 4.389 23% Vietinbank 2.368 2.995 26% 3.666 22% BIDV 1.038 1.466 41% 1.829 25% MB 638 967 51% 1.169 21% MHB 407 524 29% 724 38% CCF 334 381 14% 440 15% Techcombank 136 301 121% 425 41% VIB 230 317 38% 348 10% MaritimeBank 168 254 51% 440 73% VPbank 112 186 66% 215 15% Vietcombank 41 81 97% 90 11% VBSP 9 25 177% 41 64% Cộng: 8.734 11.051 13.690 Thị phần của Chi nhánh 11.8% 13.2% 13.3%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ

Như vậy đến năm 2011, Agribank vẫn là NHTM có nguồn vốn huy động chiếm thị phần lớn nhất với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng khắp và quy mô khách hàng lớn, Vietinbank với 4 Chi nhánh cấp 1 cùng hoạt động trên địa bàn được xếp vị trí thứ 2. Tiếp theo là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư &

Phát triển Phú Thọ đứng thứ 3 và MB có quy mơ tương đương Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ đứng thứ 4. Trong cơ cấu nguồn vốn

huy động của các NHTM, thì vốn huy động từ dân cư mang tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớn.

3.2.3. Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ triển Phú Thọ

Ngân hàng đạt hiệu quả huy động vốn cao khi quy mô vốn huy động đáp ứng mục tiêu với chi phí hợp lý và có mức chênh lệch lãi suất bình qn đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ thể hiện qua một số điểm sau:

a. Nguồn vốn huy động với nhu cầu sử dụng

Khối lượng vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ thời gian qua liên tục tăng qua các năm, Từ chỗ năm 2009 không đáp ứng được nhu cầu cho vay đầu tư đến năm 2010 và 2011 đã đáp ứng được thừa nhu cầu cho vay và đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ. Điều này được chứng minh qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.8: Tình hình huy động vốn, cho vay và đầu tư của BIDV - Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Tổng vốn huy động 1.038 1.466 1.829

2. Số dư cho vay, đầu tư 1.125 1.426 1.686

3. Chênh lệch HĐ - CV, đầu tư -87 40 143

4. Tổng VHĐ/Tổng cho vay, đầu tư 92% 103% 108%

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ đã làm tốt công tác cân đối giữa vốn dự trữ với vốn giành cho cho vay và đầu tư. Bằng chứng là những năm qua ngân hàng đã ln duy trì được khả năng thanh toán, kể cả trong những thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng cao nhất. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đã đạt được hiệu quả nhất định trong công tác huy động vốn.

b.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ trong ba năm 2009 đến 2011 là rất tốt, tăng trưởng cả về số dư, quy mô, và số lượng khách hàng. Tạo lập được nền khách hàng vững trắc để tăng trưởng nguồn vốn huy động trong tương lai. Đã tạo lập được uy tín của thương hiệu Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

c. Chi phí huy động vốn và lợi nhuận

Chi phí huy động vốn được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ. Khi phân tích chi phí huy động vốn, vấn đề nhắc đến đầu tiên là lãi suất huy động vốn. Lãi suất có vai trị quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là huy động tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Thường thì lãi suất huy động càng cao, vốn huy động tăng trưởng càng nhiều. Tuy nhiên, không phải Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ muốn định lãi suất huy động bao nhiêu cũng được. Việc xác định lãi suất huy động phụ thuộc vào các quy định của NHNN, của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Tùy từng thời kỳ, trên cơ sở các quy định của NHNN, việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thông qua việc mua vốn FTP và mặt bằng lãi suất trên địa bàn để Chi nhánh để quy định các mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp, đảm bảo huy động có hiệu quả.

Cơ chế điều chuyển vốn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đang áp dụng là cơ chế điều chuyển vốn tập trung. Do vậy, kết quả kinh doanh chính từ hoạt động huy động vốn được tính tốn dựa trên chênh lệch giữa giá mua vốn FTP (do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam trả cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ) với chi phí trả lãi cho các khoản huy động mà Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ phải thanh tốn cho khách hàng của mình.

Nguồn: BIDV- Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 64 - 68)