Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 46 - 48)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát tình hình hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

- Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đơ Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Hồ Bình, Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất đai 3.519,6 km2 với dân số 1,4 triệu dân. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 1320USD/người (năm 2009).

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hố của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú

Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy.Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

- Đặc điểm kinh tế xã hội

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơng nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ (BIDV – Phú Thọ), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank); ngồi ra cịn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2008 – 2011 đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Phú Thọ nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)