Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 85 - 86)

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý. Hiện nay, hệ thống pháp luật

nước ta chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, trong đó có cả luật kinh tế, ngân hàng…. Do đó để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư và người sử dụng vốn thì Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, ban hành các luật, văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng nhưng phải đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM đi đúng giới hạn, phù hợp với xu thế hội nhập.

Thứ hai, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường kinh tế vĩ

mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng. Hiện nay Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, môi trường kinh doanh có nhiều biến động hết sức phức tạp. Do vậy, Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.... để khuyến khích đầu tư, tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện cơ bản cho doanh nghiệp phát triển, tăng tính an toàn cho hoạt động đầu tư của các ngân hàng và tạo ra nhiều nhu cầu đối với các dịch vụ; từ đó thúc đẩy ngân hàng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Thứ ba, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

theo định hướng từ phía Chính phủ và thực hiện công tác kiểm toán theo các tiêu chuẩn quốc tế để có thông tin công khai, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp để tăng tính cạnh tranh và tự chủ của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho NHTM có môi trường đầu tư hiệu quả hơn, cung ứng kịp thời các dịch vụ cho doanh nghiệp.

Thứ bốn, Nhà nước nên có những qui định ràng buộc liên kết các ngành như: Bưu điện, thuế, nước, điện để thực hiện thanh toán các chi phí cước phí viễn thông, tiền thuế, tiền nước, tiền điện.... qua tài khoản tại ngân hàng. Điều đó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và nâng cao được ý thức của người dân trong việc thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, góp phần thực hiện theo đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2009-2011 và định hướng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Thọ (Trang 85 - 86)