Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2009-2011) Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2009-2011)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 48 - 51)

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

3.3.2.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2009-2011) Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2009-2011)

Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2009-2011)

Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Tiền (%) Tiền (%) 1. Vốn huy động 1.880.340 2.632.476 2.977.516 752.136 40,0 345.040 13,1 2. Vốn điều chuyển 1.599.203 1.620.560 2.089.782 21.357 1,3 469.222 29,0 Tổng nguồn vốn 3.479.543 4.253.036 5.067.298 773.493 22,2 814.262 19,1

Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính

Qua bảng 3.3 cho ta thấy tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm với tốc độ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2009, nguồn vốn của NH là 3.479.543 triệu đồng. Sang năm 2010 nguồn vốn ở mức là 4.253.036 triệu đồng tăng 22,2% so

với năm 2009. Đến năm 2011 nguồn vốn đạt 5.067.298 triệu đồng, tăng hơn năm 2010 với tỷ lệ là 19,1%. Đóng góp vào sự gia tăng của nguồn vốn là cả VHĐ và vốn điều chuyển tăng mạnh. Trong tổng nguồn vốn hoạt động thì VHĐ đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của NH, vì nguồn vốn này càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh của NH.

Hình 3.4: Tình hình nguốn vốn qua 03 năm (2009 – 2011)

Tình hình VHĐ qua 03 năm có sự tăng giảm không ổn định ảnh hưởng đến kết quả đạt được. NH không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, quy mô, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, tiếp thị, chăm sóc KH, mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài hộ nông dân (KH truyền thống của NH). Đa dạng hoá các hình thức huy động, chú trọng hình thức huy động có khuyến mại, phát triển hình thức tiết kiệm bậc thang tới KH là dân cư. NH đa dạng hóa các sản phẩm HĐV tạo nên nhiều sự lựa chọn cho KH như: tiền gửi có dự thưởng, có quà tặng… Ngoài ra NH cũng không ngừng mở rộng dịch vụ để thu hút KH, mở rộng thêm mạng lưới ở nơi có kinh tế phát triển.

Như chúng ta đã biết VHĐ gồm 2 thành phần chính yếu là huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Trong năm 2009 VHĐ chiếm 54,0% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2010 tỷ trọng tăng 61,9%. Nguồn VHĐ năm 2010 tăng lên so với năm 2009 do việc huy động từ dân cư tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự nỗ lực của NH, trong năm vẫn huy động được vốn dù với số lượng nhỏ. Nhưng đến năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống còn 58,7% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do tiền gửi dân cư cũng như tổ chức kinh kế bị giảm sút. Do tình hình kinh tế - xã hội, biến động giá cả thị trường về mọi mặt đã ảnh hưởng đến hoạt động của NH và yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NH.

Ngoài VHĐ tại chỗ thì NH còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của KH thì NH cần phải tăng vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất VHĐ nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận. Nguồn vốn này tăng là do trên thực tế nhu cầu vay vốn của KH là khá lớn so với nguồn vốn huy động của NH. Do đó, NH luôn phấn đấu tăng nguồn VHĐ để giảm nguồn vốn này. Vì vậy, NH cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn VHĐ tại địa phương, có thế thì hoạt động của NH mới có hiệu quả. Cụ thể, năm 2009 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng 45,9% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2010 vốn điều chuyển của NH chiếm 38,1% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 chiếm 41,2% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là giá vàng tăng cao tạo nên cơn sốt đầu cơ vàng trong dân cư, lãi suất NH mặc dù được điều chỉnh tăng liên tục nhưng vẫn còn thấp hơn các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên cùng địa bàn đã ảnh hưởng đến công tác HĐV tại NH. Hiện nay, NH đã chủ động hơn về vốn nhờ áp dụng nhiều biện pháp huy động tích cực như phát triển các dịch vụ tiện ích để đẩy mạnh HĐV, tăng cường khuyến mãi bên cạnh việc hoàn thiện chất lượng phục vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 48 - 51)