THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 30 - 33)

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang

Quá trình xây dựng và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam luôn gắn liền với sự chuyển đổi cơ chế chung của đất nước cũng như cơ chế tổ chức và hoạt động của ngành Ngân hàng. Có thể chia làm ba thời kỳ:

Thời kỳ trước năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là một bộ phận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính, bao cấp.

Thời kỳ 1988 - 1990, với Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã tách hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng cũng còn mang nặng tính bao cấp, trên 80% vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là vốn đi vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN); đối tượng khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã theo mô hình cũ.

Thời kỳ 1990 đến nay, cùng với sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính và sau đó là Luật các tổ chức tín dụng và hàng loạt các Nghị định, quyết định của Chính phủ trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, là bước ngoặt quan trọng để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ chức tiền thân là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở kế thừa đội ngủ nhân viên của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang và Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Kiên Giang.

Đến năm 1990, chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang được đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Kiên Giang, theo quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, và đến nay là NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang.

NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang hoạt động theo quy chế tổ chức, kinh doanh do Chủ Tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang

3.1.2.1 Mạng lưới hoạt động

Để đưa hoạt động Ngân hàng ngày càng sát dân, gần dân hơn, phục vụ kịp thời và thuận tiện cho khách hàng, nhất là tạo điều kiện cho nông dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới được tiếp cận, thụ hưởng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Mạng lưới của NHNo&PTNT Kiên Giang từng bước được mở rộng, bố trí tại tất cả các huyện, thị xã và một số xã, phường trọng điểm kinh tế của tỉnh. Hiện tại NHNo&PTNT Kiên Giang có gồm:

- 1 Hội sở chính: Là chi nhánh cấp 1.

- 16 chi nhánh cấp 2: Có 10 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2. - 2 phòng giao dịch trực thuộc Hội sở.

Mạng lưới rộng lớn, thời gian hoạt động lâu đời chính vì thế Agribank Kiên Giang có trên 400 nhân viên được đào tạo lành nghề.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ ở hình như sau:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Kiên Giang

Nguồn phòng Hành chính và nhân sự

NHNo&PTNT Việt Nam là một Ngân hàng hoạt động đa năng, trong nền kinh tế thị trường và do yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới nên NHNo&PTNT VN phải có những phòng, ban để quản lý, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về mọi mặt hoạt động của một Ngân hàng hiện đại. Từ đó, các chi nhánh NHNo&PTNT loại 1 cũng phải hình thành các phòng chuyên môn nghiệp vụ theo mô hình tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT VN nêu trên.

Ban giám đốc

- Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT VN.

- Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc thuộc chi nhánh.

- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. BAN GIÁM ĐỐC Ph. Tín Dụng Ph. KH TH Ph. Điện Toán Ph. DV & MKT Ph. KT & NQ Ph. KD N.Hối Ph. HC & NS Ph. KS NB

- Thay mặt HĐQT, Tổng Giám đốc làm việc với cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương.

- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh. Phân phối tiền lương cho nhân viên.

Phòng Tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w