- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.
3.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng của các chi nhánh Agribank Kiên Giang trên địa bàn nghiên cứu.
trên địa bàn nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NH, là hoạt động mang lại thu nhập chính cho NH. Với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà đã cung cấp một khối lượng vốn rất lớn cho tất cả các thành phần kinh tế. Để có được kết quả đó là nhờ sự nổ lực của lực lượng cán bộ tín dụng trong việc nắm bắt nhu cầu của KH để thường xuyên xây dựng đề án cho vay nhằm khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh.
Với phương châm “Nổ lực hết mình vì sự phồn thịnh của khách hàng”, “Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững thị trường nông thôn, mở rộng thị trường thành thị”. Trong các năm qua NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động tín dụng, thể hiện thông qua bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Tình hình tín dụng của NHNO Kiên Giang qua 03 năm (2009 -2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 Tiền % Tiền % Tổng DSCV 5.399.990 5.812.917 6.498.591 412.927 7,7 685.674 11,8 Tổng DSTN 4.910.980 5.139.797 5.656.249 228.817 4,7 516.452 10,0 Tổng dư nợ 3.472.432 4.145.552 4.987.894 673.120 19,4 842.342 20,3 Tổng nợ xấu 97.799 47.734 41.494 -50.065 -51,2 -6.240 -13,1 Nợ xấu/tổng DN(%) 2,82% 1,15% 0,83%
Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh doanh
Ghi chú: - DSCV: Doanh số cho vay - DSTN: Doanh số thu nợ
Hình 3.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua 03 năm (2009 – 2011) của NHNO&PTNT Kiên Giang
Doanh số cho vay: Kiên Giang là nơi có tiềm năng kinh tế lớn, cả đối nội và hướng ngoại với nguồn tài nguyên phong phú như nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch… và có tình hình kinh tế - xã hội liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đây cũng là một môi trường đầu tư kinh doanh tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện qua số lượng và quy mô hoạt động của các thành phần kinh tế như kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, các DN nhỏ và vừa ngày càng tăng lên.
Các dự án lớn của tỉnh đã và đang phát huy tốt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng thu hút nhiều hơn sự đầu tư ở các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh chẳng hạn dự án phát triển đảo Phú Quốc, chương trình lấn biển ở Thành phố Rạch giá… Cụ thể, năm 2009 đạt 5.399.990 triệu đồng. Năm 2010 là 5.812.917 triệu đồng, tăng 412.927 triệu đồng tương đương tăng 7,7% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 6.498.591 triệu đồng, tăng 685.674 triệu đồng tương ứng tăng 11,8% so với năm 2010. Đạt kết quả trên là do NH đã tích cực mở rộng cho vay các DN kinh doanh có hiệu quả, sẵn sàng hổ trợ vốn khắc phục những khó khăn tạm thời cho người vay tiếp tục sản xuất kinh doanh, đầu tư vốn hỗ trợ cho nông nghiệp theo chủ trương của chính phủ.
Doanh số thu nợ: Song song với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề mà bất cứ một NH nào cũng đặc biệt quan tâm đến. Sau đây ta sẽ đi phân tích DSTN của NH. Như đã biết DSCV phản ánh số lượng, quy mô tín dụng, còn DSTN phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của NH, thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng. Nó còn là cơ sở đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng quay của đồng vốn mà NH bỏ ra đầu tư. Công tác thu nợ của NH càng hiệu quả thì biểu hiện DSTN càng cao. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, NHNo&PTNT Kiên Giang luôn nhận thức về tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với mức độ an toàn, vai trò trách nhiệm của người thẩm định, người quyết định cho vay. NH phân công trách nhiệm cụ thể, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một xã, phường, khu vực,… và gắn kết quả thu hồi nợ vào tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ tín dụng trên cơ sở đó xếp loại lao động hàng tháng cho cán bộ tín dụng.
Nhìn chung, NH có DSTN tăng qua các năm đạt 4.910.980 triệu đồng trong năm 2009. Năm 2010 đạt 5.139.797 triệu đồng, tăng 228.817 triệu đồng tương đương tăng 4,7% so với năm 2009. Đến năm 2011 là 5.656.249 triệu đồng, tăng 516.452 triệu đồng tương đương tăng 10,1% so với năm 2010. Đạt được kết quả trên là do NH luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của KH, đôn đốc KH trả nợ đúng thời hạn. Khâu thẩm định ban đầu trước khi cho vay được thực hiện ngày càng kỹ hơn, chất lượng hơn. Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng.
Dư nợ: Phản ánh tình hình cho vay hay sử dụng vốn mà NH đã giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này có thể đánh giá xác thực quy mô tín dụng tại mỗi NH trong một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, DSCV tăng nhanh hơn DSTN nên dẫn đến dư nợ cũng tăng. Cụ thể, trong năm 2009 đạt 3.472.432 triệu đồng. Sang năm 2010 đạt 4.145.552 triệu đồng tăng hơn năm 2009 là 673.120 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 19,4%. Đến năm 2011 đạt 4.987.894 triệu đồng tăng 842.342 triệu đồng tương đương tăng 20,3% so với năm 2010. Nguyên nhân do các KH tiếp cận nhiều đến nguồn vốn vay của NH nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN nên vòng vốn quay nhanh. Có được kết quả trên là nhờ vào việc NH đã áp
dụng nhiều biện pháp tích cực trong cho vay như đơn giản hoá thủ tục vay vốn, nắm bắt được sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nợ xấu: Nếu DSCV phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ cho vay tại NH phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo lợi nhuận cho NH. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà NH đã cho vay và chưa thu được tại thời điểm lập báo cáo. Nợ xấu là một phần của dư nợ. Nợ xấu là số tiềngốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. Nợ xấu càng lâu thì rủi ro càng cao. Nó còn thể hiện hiệu quả hoạt động không tốt. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, năm 2009 là 97.799 triệu đồng. Năm 2010 là 47.734 triệu đồng giảm 50.065 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 51,2% so với năm 2009. Năm 2011 là 41.494 triệu đồng, giảm 6.240 triệu đồng tương đương giảm 13,1% so với năm 2010. Qua sự phân tích trên cho thấy chất lượng tín dụng của NH đang có chiều hướng phát triển (nợ xấu ngày càng thấp) chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả. Tổng nợ xấu/tổng dư nợ qua từng năm thể hiện ở bảng trên cho ta thấy được nợ xấu qua các năm chiều hướng giảm dần như: năm 2009 là 97.799 triệu đồng tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,82%/tổng dư nợ, đến năm 2010 còn 47.734 triệu đồng giảm 50.065 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ nợ xấu 1.15%/tổng dư nợ, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 41.494 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,83%/tổng dư nợ. Có được kết quả trên là do có sự lãnh chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Đốc cùng với sự nỗ lực hết mình vì mục tiêu chung của đơn vị.
Tóm lại: Hoạt động tín dụng của Agribank Kiên Giang tuy cũng có những khó khăn nhất định nhưng nhìn chung có những bước tăng trưởng đáng khích lệ, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của NHNo&PTNT Việt Nam.