Qua khảo sát thực tế ở các chợ trên địa bàn huyện Tân Yên, hàng hóa được bày bán tại các chợ hầu hết là hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Tùy theo quy mô của từng chợ mà mỗi chợ có số lượng hàng hóa và các mặt hàng khác nhau. Cách bố trí không gian bán hàng của từng loại hàng hóa cũng khác nhau.
Căn cứ vào các loại hàng hóa được bày bán tại các chợ, chúng ta có thể chia thành các nhóm mặt hàng sau:
* Nhóm hàng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống:
- Sản phẩm thóc, gạo, ngô, khoai, lạc, đỗ… Với nhóm hàng hóa này thì ở chợ nào cũng bán, vì là huyện thuần nông, đa số người dân làm nông nghiệp, diện tích gieo trồng lớn nên mặt hàng lương thực này rất dồi dào, đa dạng. Người mua chủ yếu là những người cán bộ, công nhân viên chức, những người ở thị trấn, những gia đình không làm ruộng nên mới phải đi đong thóc, gạo,… Đây cũng là lực lượng tiêu thụ các mặt hàng mạnh nhất trong các chợ. Ngày nay, khi số người làm ruộng giảm đi rất nhiều, cán bộ và những người làm dịch vụ tăng lên thì mặt hàng này bán ngày càng chạy. Chợ Mọc (thị trấn Cao Thượng) là nơi tiêu thụ lương thực, thực phẩm mạnh nhất.
- Các loại thịt gia súc, gia cầm như trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan… Đây cũng là mặt hàng chợ nào cũng có, hầu hết các chợ đều có khu giành riêng cho những người chuyên bán thịt trâu, thịt bò và các loại gia cầm đã mổ sẵn. Những khu này có mái che chắc chắn, trong các ki - ốt. Đây cũng là một trong những nguồn hàng hóa thu hút lượng khách hàng đông nhất.
Còn đối với những gia cầm bán sống thì dược bố trí ở một khu vực riêng để tiện đi lại, để hàng hóa và để trách mất vệ sinh công cộng.
Về các nguồn cung cấp gia súc, gia cầm có thể được các chủ cửa hàng mang trực tiếp của gia đình ra để bán, nhưng chủ yếu vẫn là do các thương nhân, các lái buôn đi lấy hàng hóa trực tiếp từ các cơ sở giết mổ trong huyện hay các địa phương lân cận như lò giết mổ trâu bò ở Phúc Lâm, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang về để cung cấp cho thị trường.
Bảng 2.7. Hệ thống giết mổ gia súc trên địa bàn huyện Tân Yên tính đến năm 2010
Phân bố Loại hình Công suất Số TT Tên xã/TT Tổng số cơ sở Xã Thị trấn, thị tứ Tư nhân Doanh nghiệp Con/ngày 1 TT.Cao Thượng 16 5 11 16 44 2 Xã Cao Thượng 10 10 10 15 3 Cao Xá 12 12 12 16 4 Phúc Hòa 7 7 7 9 5 Liên Sơn 6 6 6 8 6 Quế Nham 14 14 14 22 7 Việt Lập 8 8 8 11 8 Ngọc Lý 7 7 7 10 9 Ngọc Thiện 15 15 15 18 10 Ngọc Châu 7 7 7 8 11 Song Vân 9 9 9 10 12 Ngọc Vân 8 8 8 9 13 Việt Ngọc 8 8 8 8 14 Lam Cốt 8 8 8 9 15 Phúc Sơn 7 7 7 8 16 Lan Giới 5 5 5 6 17 Tân Trung 5 5 5 5 18 An Dương 7 7 7 9 19 Đại Hóa 7 7 7 10 20 Quang Tiến 6 6 6 9 21 Liên Chung 5 5 5 6 22 Hợp Đức 7 7 7 9 23 TT Nhã Nam 14 5 9 14 35 24 Xã Nhã Nam 9 9 9 12 Tổng 207 187 20 207 306
Qua bảng thông kê trên ta thấy, tất cả các xã trong huyện đều có lò giết mổ gia súc, tuy nhiên các xã không đồng đều về số lượng, số lượng thịt cung cấp cho các chợ trong ngày. Thị trấn Cao Thượng là địa bàn có số lượng lò giết mổ gia suc nhiều nhất trong huyện, với sản lượng trên 2 tấn một ngày. Nhưng do quy luật điều tiết của nền kinh tế thị trường nên số lượng thịt gia súc vẫn cơ bản cung cấp đủ cho các chợ và đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện.
Số lượng thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tân Yên tiêu thụ ngày càng lớn, đặc biệt là các chợ mang tính chất trung tâm hoặc xã đông dân hoặc vài ba xã như chợ Mọc (thị trấn Cao Thượng), Chợ Nhã Nam (thị trấn Nhã Nam), chợ Bỉ Nội (Ngọc Thiện), chợ Rào (Quế Nham…)
- Các loại thủy sản tại các chợ ở huyện Tan Yên chủ yếu là các loại thủy sản vùng nước ngọt, như cá, tôm, cua, ốc, hến, trai… Loại hàng hóa này do những người buôn bán mua trực tiếp tại các hệ thống sông, ao, đầm trên địa bàn huyện, hoặc do những người dân tự ra đồng mò cua, trai, hến, bắt ốc, tát cá, tôm rồi đem ra chợ bán. Nhưng nguồn hàng chủ yếu nhất vẫn là do các thương nhân đi lấy từ hệ thống đầm, ao, hồ trong huyện cũng như các vùng lân cận, chợ đầu mối về bán. Ngoài các mặt hàng thủy sản trên, còn có các sạp hàng bán đồ hải sản khô như các loại cá khô, tôm khô. Bên cạnh đó ở một số chợ còn có vài hàng hải sản tươi nhập từ chợ đầu mối như cá thu, tôm nõn, tôm, cá mực… Để giữ gìn vệ sinh chung, tránh ảnh hưởng đến các mặt hàng khác nên hàng thủy sản được bố trí ở một khu vực riêng ở một góc chợ. Cũng như thịt gia súc, gia cầm, chợ Mọc (thị trấn Cao Thượng) vẫn là chợ tiêu thu hàng thủy sản lớn nhất trong cả huyện.
- Mặt hàng rau tươi không thể thiếu ở mỗi phiên chợ. Bằng nhiều phương tiện như quang gánh, xe thồ, xe cải tiến, xe máy…người bán hàng chở các loại rau bày la liệt ở dãy hàng rau trong chợ. Mùa nào thức ấy, các
loại rau được mang đến chợ như rau muống, xu hào, cải bắp, rau khoai, rau cần, mồng tơi, rau đay, các loại rau thơm, các loại quả có bầu, bí, dứa, su su, cà chua, …chợ nào cũng có, bày bán rất nhiều. Trước kia, hàng rau rất đơn giản, chỉ có một số loại rau trồng được theo mùa, nhưng ngày nay, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, lai tạo nhiều giống mới, nhiều loại rau có thể cung cấp quanh năm, hàng rau lúc nào cũng đa dạng. Trong các chợ ở huyện Tân Yên, chỉ có chợ Mọc là có chỗ bán rau có mái che, còn các chợ khác thì không có mái che nhưng đều là bãi đất trống và rộng.
Trên địa bàn huyện, hầu như trong mỗi gia đình đều có mảnh vườn trồng rau, nhưng không phải gia đình nào cũng trồng được rau ăn, những hộ ở mặt đường hoặc đất hẹp không có đất trồng rau, cũng như do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, con người cũng muốn đổi bữa những loại rau nhà mình không có, chính vì vậy hàng rau cũng là một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong các chợ.
- Các loại hoa quả tươi cũng được bày bán nhiều tại các chợ, Các loại hoa quả được bày bán chỉ có số ít là sản phẩm của người dân trên địa bàn làm ra, còn phần lớn hoa quả được nhập từ các địa phương nổi tiếng khác và nhập cả ở nước ngoài, phần lớn là ở Trung Quốc hoặc từ các chợ đầu mối như Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Thăng Long, Long Biên…
Tuy vậy, những phiên chợ mà hàng bán không hết, người bán hàng lại gánh hàng về, 2,3 phiên chợ sau mới hết, gây tình trạng ứ đọng hàng hóa, có những hàng hóa bị ế, hỏng không sử dụng được, gây nên sự lãng phí và thiệt hại cho người bán hàng.
- Các mặt hàng khô như măng, miến, mọc nhĩ, hạt tiêu, các loại gia vị khác… cũng là những mặt hàng phổ biến được bày bán tại các chợ. Hầu hết các chợ đều có những sạp hàng kiên cố, trong ki - ốt, có mái che được xây dựng kiên cố để cho người bán hàng thuê địa điểm. Những loại
hàng hóa này người dân địa phương làm rất ít nên hầu hết những người buôn phải lấy hàng từ nhiều nơi khác về bán. Vì ưu điểm của hàng này là có thể để được khá lâu nên thường mỗi khi lấy hàng, người bán hàng thường thuê cả ô tô chuyên chở về tân nhà để bán dần.
- Các hàng quán phục vụ nhu cầu ăn uống tại các chợ ngày càng đầy đủ, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của người đi chợ cũng như nhân dân trong địa bàn. Tất cả các chợ đều bố trí một nơi không ráo, thoáng mát, sạch sẽ, xây dựng những gian nhà kiên cố, có mái che để cho người bán hàng thuê phục vụ nhu cầu cho người đi chợ. Trước kia, nhu cầu ăn sáng của người đi chợ cũng khá đơn giản, vì lúc đó nhu cầu của họ là “ăn no mặc ấm”, có thể đó chỉ là vài hàng bánh tẻ, bánh rán, bánh khoai, bánh cuốn. Nhưng trải qua thời gian, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày một khấm khá, buôn bán ngày càng có lãi lớn, đời sống ngày một nâng cao, nhu cầu của người đi chợ không thể như trước, họ cần “ăn ngon, mặc đẹp”, vì vậy nhu cầu ăn uống không ngừng được nâng lên. Các cửa hàng bún cua, bún cá, phở bò, phở gà, phở lợn, sốt vang, cháo lòng, tiết canh… mọc lên ngày một nhiều, và các loại đồ uống không chỉ có cốc rượu, chén chè mà có cả bia hơi, bia chai, các loại nước ngọt phục vụ người đi chợ. Nhiều chợ trên địa bàn huyện không chỉ dừng lại ở phục vụ ăn sáng, mà còn phục vụ cả ăn trưa, tối cho những người có nhu cầu nhất là các chợ trung tâm như chợ Mọc, chợ Nhã Nam.
* Nhóm hàng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt:
Nhóm mặt hàng này chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp nhằm hỗ trợ cho sản xuất và đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tại các chợ các mặt hàng thiết yếu, phổ biến này được bày bán bao gồm các loại sản phẩm sau:
- Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt:
Công cụ lao động sản xuất nông nghiệp là mặt hàng không thể thiếu trong hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên, vì đây là huyện thuần
nông, sử dụng công cụ lao động hàng ngày trở nên phổ biến, cụ thể như cái cày, cái bừa, cái cuốc, cái xẻng, cái liềm, cái nạo, cái đòn, quang gánh, cái thúng, cái nia…Đây chính là sản phẩm của các làng nghề thủ công trong huyện như làng Chiềng, Liên Sơn, Việt Lập, Quế Nham. Nhất là thời gian chuẩn bị vào mùa, hàng nông cụ lại càng thêm nhộn nhịp.
Các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống gia đình như cái chậu, cái xoong, cái bát, cái đĩa, dao, thớt, chĩnh, vại, rổ, rá, chổi…Đó là những mặt hàng gồm cả hàng công nghiệp và thủ công nghiệp.
Bên cạnh đó nhiều ki - ốt, cửa hàng bày bán nhiều đồ dùng sinh hoạt gia đình như tivi, tủ lạnh, đài, đĩa, siêu điện, máy giặt, đồ chiếu sáng…Những cửa hàng này chủ yếu được bày bán tại các cửa hàng ven chợ nhưng vẫn thuộc khuôn viên của chợ, được xây dựng rất kiên cố. Những mặt hàng này, các cửa hàng phải nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là nhập trực tiếp tại các cửa khẩu từ Lạng Sơn hoặc qua các nhà phân phối lớn ở Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn đưa về.
Quầy quần áo, vải vóc được bày bán tại các sạp hàng kiên cố trong chợ, có mái che, thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều người đến chợ. Mặt hàng này chủ yếu được nhập từ các chợ đầu mối, nhiều nhất là Lạng Sơn.
Để phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp của người dân, các loại hàng hóa như lân, đạm, kali, thuốc trừ sâu cũng được bày bán tại chợ và các cửa hàng đại lý ở gần chợ. Đó là những hộ gia đình ở gần chợ trực tiếp mở cửa hàng để kinh doanh hoặc cho người khác thuê lại mặt bằng để buôn bán.
Các loại vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng cũng được bày bán tại các cửa hàng lớn ở ven chợ. Các chợ có nhiều cửa hàng bán vật liệu này đề là những chợ lớn của huyện và chợ gần đường giao thông để dễ vận chuyển như chợ Mọc, chợ Nhã Nam, chợ Bỉ Nội, chợ Rào…
Khu bày bán hàng mã, đồ cúng tế, hương… được bố trí ở những sạp hàng trong chợ, có sạp cố định và có mái che chắc chắn để che mưa, che
nắng. Những mặt hàng này là sản phẩm thủ công của nhân dân trên địa bàn huyện làm ra, một số nhập từ một số vùng lân cận.
- Các loại cây, con giống: nhu cầu cây, con giống cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của nhân dân trên địa bàn huyện là rất lớn. Ở tất cả các chợ đều có những khu để người ta bán loại hàng hóa này. Những lồng gà,vịt, chó, lợn con,… hoặc những bầu cây sấu, cây vải, nhã, các loại con rau giống như bắp cải, su hào, ớt, cà chua được bày bán la liệt tại các chợ ở huyện Tân Yên. Những loại cây, con giống này đều do nhân dân trên địa bàn huyện tự gây giống và mang ra chợ để bày bán.
Theo số liệu của phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Tân Yên, doanh thu các mặt hàng cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8. Thống kê số lượng, doanh thu bán lẻ các mặt hàng chủ yếu lưu thông qua chợ
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, DOANH THU BÁN LẺ CÁC MẶT HÀNG CHỦ YẾU LƯU THÔNG QUA CHỢ
Ước TH năm 2007 KH năm 2008
Số gian hàng hoặc vị trí kinh doanh Số TT TÊN NHÓM, MẶT HÀNG Đơn vị tính Số lượng Thành tiền (1.000đ) Số lượng Thành tiền (1.000đ) Được bố trí cố định Không được bố trí cố định I. Hàng nông sản, thực phẩm 2,598,066 9,539,465 2,884,900 10,655,615 165 207 1 Gạo kg 302,750 1,520,925 326,380 1,673,800 25 17 2 Ngô kg 101,280 381,880 113,800 436,040 7 11 3 Khoai kg 238,140 508,420 293,500 696,600 3 9 4 Sắn kg 125,780 268,380 148,340 316,810 7 12 5 Lạc kg 78,380 794,390 90,700 904,600 1 16
6 Đỗ các loại kg 74,450 699,320 84,740 815,100 11 15 7 Rau các loại kg 608,680 1,151,260 660,010 1,203,670 50 46 8 Củ các loại kg 305,240 972,630 329,600 1,027,600 27 26 9 Quả các loại kg 435,086 2,025,880 469,900 2,162,260 27 26 10 Mía cây 136,000 260,800 148,400 312,700 4 21 11 Hàng nông sản, thực phẩm khác kg 192,280 955,580 219,530 1,106,435 3 8 II. Thực phẩm tươi sống 1,820,297 49,437,500 2,012,158 53,336,260 175 63 1 Thịt bò (tính theo móc hàm) kg 67,200 3,722,800 71,158 3,908,000 14 - 2 Thịt lợn (tính theo móc hàm) kg 1,339,828 39,831,340 1,504,350 42,750,250 125 - 3 Thịt Gia cầm kg 74,521 2,177,240 78,545 2,748,300 6 16 4 Cá, tôm các loại kg 250,046 3,274,860 260,400 3,455,400 16 22 5 Nhuyễn thể (ốc, hến, xò...) kg 76,224 261,656 84,900 299,000 4 18 6 Khác kg 12,478 169,604 12,805 175,310 10 7 III. Hàng thực phẩm công nghệ 434,562 3,726,569 471,279 4,038,736 234 34 1 Mì các loại kg 83,973 600,480 88,408 659,090 26 8 2 Miến kg 48,192 514,344 53,530 583,220 32 4 3 Măng các loại kg 79,814 890,520 82,707 964,960 42 7 4 Nấm ăn kg 12,218 149,984 14,540 191,300 3 5 5 Cá, tôm khô kg 42,822 878,870 46,432 877,780 33 3 6 Gia vị: lít 160,743 624,771 178,162 688,386 93 7 7 Hàng thực phẩm công nghệ khác kg (lít) 6,800 67,600 7,500 74,000 5 -
IV. Hàng vật tư nông
nghiệp 122,000 645,984 143,060 731,116 9 -
1 Đạm kg 56,480 285,160 65,000 328,500 2 -
2 Lân kg 7,440 76,568 10,100 70,960 2 -
3 Kali kg 40,320 240,192 46,480 276,936 2 -
V. Cây, con giống - 2,268,800 - 2,424,900 - 28 1 Giống cây trồng đồng 128,000 141,900 9 2 Con giống a - Lợn đồng 534,000 564,000 5 b - Gà, vịt.... đồng 1,606,800 1,719,000 14 VI. Hàng tạp hoá (tổng giá trị bán lẻ) - 11,894,970 - 13,032,200 327 64 1 Dày dép, mũ nón... đồng 1,484,130 1,562,600 45 8 2 Hàng sén đồng 1137000 1248100 48 18
3 Quần áo may sẵn đồng 5088300 5528000 100 12
4 Đồ nhựa, gốm, sứ đồng 614,800 656,000 16 6