Chủ trương mở rộng thương nghiệp và phát triển mạng lưới ở chợ

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 69 - 75)

huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang

Qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm Thương mại, siêu thị và cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện đến năm 2020 nằm trong qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm Thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, đồng thời theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Yên thời kỳ 2007-2020 (theo QĐ số 100/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên thời kỳ 2007-2020

- Thiết lập một mạng lưới chợ tg tâm Thương mại, siêu thị và mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển ngành, vùng theo hướng;

+ Ở khu vực nông thôn từ nay đến năm 2020 mở rộng, nâng cấp số chợ hiện có. Xây dựng mới một số chợ ở các cụm dân cư.

+ Ở khu vực đô thị (T.trấn, thị tứ) đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị.

+ Xây dựng mới một số cửa hàng xăng dầu đến năm 2020 đảm bảo mỗi xã, TT có ít nhất 02 cửa hàng xăng dầu trở lên. Đầu tư các cửa hàng xăng dầu phải gắn với các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ theo quy hoạch và trên những tuyến đường giao thông quan trọng; đồng thời chú trọng phát triển các cửa hàng ở khu vực nông thôn miền núi góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. + Quy mô phát triển chợ căn cứ vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các qui hoạch khác có liên quan để xây dựng - qui mô và loại hình chợ cho phù hợp.

+ Về quy hoạch không gian kiến trúc chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế mẫu do Bộ Xây dựng ban hành. Việc xây dựng các cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn thiết kế 4530: 1998

+ Về công tác tổ chức bộ máy quản lý chợ tăng cường và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi

dưỡng, bổ xung nhân lực để các đội ngũ cán bộ quản lý chợ, trung tâm Thương mại và siêu thị tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cả về hiện tại và tương lai. - Đa dạng hoá các hình thức quản lý kinh doanh khai thác chợ, trung tâm thương mại siêu thị (chuyển thành Doanh nghiệp hoặc HTX quản lý, kinh doanh chợ)

Phát triển và nâng cấp chợ nông thôn gồm: Nâng cấp và mở rộng chợ Mọc (TT Cao Thượng), chợ Nhã Nam- TT Nhã Nam, chợ xã Hợp Đức, chợ Vồng (Song Vân), chợ Mả Ngò (Việt Ngọc)…

- Hình thành chợ thu mua nông sản tại các vùng sản xuất tập trung, các khu giết mổ gia súc, gia cầm đi liền với khu chăn nuôi tập trung … Khuyến khích tư nhân đầu tư hình thành trung tâm thương mại tại TT Nhã Nam và siêu thị ở 02 thị trấn Cao thượng và thị trấn Nhã Nam. Quy hoạch các điểm dịch vụ tập trung tại các xã, TT để phát triển cửa hàng, cửa hiệu có quy mô lớn, hiện đại nhằm thu hút, tạo môi trường cho các tập đoàn phân phối lớn thâm nhập, từng bước cải tiến hệ thống phân phối hiện nay.

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu góp phần ổn định nhu cầu năng lượng cho phương tiện giao thông. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hiện đại hoá phương tiện vận tải, kho bãi, tăng chất lượng dịch vụ để phát triển dịch vụ vận tải.

- Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động dịch vụ tài chính và thị trường tài chính, dịch vụ thông tin và viễn thông, dịch vụ vận tải, phát triển thị trường bất động sản… đáp ứng cho các hoạt động công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và nâng cao đời sống của nhân dân.

- Từng bước đưa các dịch vụ công, dịch vụ y tế, văn hoá… hội nhập và tham gia đầy đủ vào thị trường.

Qui hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020:

Đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 16 chợ trong đó: 1 chợ loại I (Chợ Mọc T.trấn Cao Thượng); 9 chợ loại II và 6 chợ loại III trên tổng

diện tích đất tăng thêm là: 11.300 m2 với tổng mức vốn đầu tư ước tính trên 60 tỷ đồng.

Mở rộng, nâng cấp, cải tạo 9 chợ và chuyển vị trí 02 chợ

Phát triển mới 5 chợ trong đó 3 chợ loại II: Cầu si (xã Ngọc Châu); Ngọc Vân (xã Ngọc Vân); Ngọc Lý (xã Ngọc Lý) và 02 chợ loại III: Chợ Tiến Sơn (xã Hợp Đức); Chợ Phúc Lễ (xã Phúc Hoà)

Qui hoạch phát triển các trung tâm Thương mại trên địa bàn huyện đến năm 2020:

Đến năm 2020 trên địa bàn huyện đầu tư xây dựng xong 3 trung tâm thương mại loại III (tại T.trấn Cao Thượng, T.trấn Nhã Nam, và xã Ngọc Thiện) trên tổng diện tích đất 20.300m2. Tổng mức vốn đầu tư ước tính: 20,5 tỷ đồng.

Qui hoạch phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn huyện đến năm 2020:

Đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 02 siêu thị loại III là: Siêu thị Đồng Ba - TT. Cao Thượng (đã san lấp mặt bằng xong) và Siêu thị Tân Quang - TT. Nhã Nam trên tổng diện tích đất: 16.300m2. Tổng mức vốn đầu tư ước tính: 14,4 tỷ đồng.

Phân kỳ, cải tạo, phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng xăng dầu đến năm 2020).

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới chợ

- Giai đoạn 2007 - 2010 chuyển vị trí 02 chợ Kim Tràng- Việt Lập, Chợ Bỉ- Ngọc Thiện.

- Giai đoạn 2010 - 2015 nâng cấp, cải tạo 6 chợ (chợ Mọc, chợ Nhã Nam, chợ Vồng, chợ Điếm Tổng, Đình Kép, chợ Lữ Vân- Phúc Sơn), xây dựng mới 02 chợ (Chợ Đại Hoá, chợ Trung tâm xã Ngọc Vân) và chuyển vị trí 01 chợ (chợ Mả Ngò- Việt Ngọc)

- Giai đoạn 2016 - 2020 mở rộng, nâng cấp 01 chợ (Hoà Bình- Liên Chung) và xây dựng mới 04 chợ (chợ Tiến Sơn- Hợp Đức, chợ Quất du 1- Phúc Hoà, chợ Làng Đồng- Ngọc Lý, chợ Cầu Xi- Ngọc Châu)

Xây dựng trung tâm thương mại:

- Giai đoạn 2007 - 2010 đầu tư xây dựng 1 trung tâm Thương mại Đồng Ba- TT. Cao thượng.

- Giai đoạn 2015 - 2020 đầu tư xây dựng 02 Trung tâm thương mại: Bỉ- Ngọc Thiện và Phố Tân Quang- TT. Nhã Nam

Xây dựng siêu thị:

- Giai đoạn 2007 - 2010 đầu tư xây dựng 1 siêu thị Đồng Ba- TT. Cao Thượng

- Giai đoạn 2015 - 2020 đầu tư xây dựng 1 siêu thị Tân Quang - TT. Nhã Nam.

Bảng 2.9. Bảng số liệu quy hoạch phát triển chợ,

trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020 ở huyện Tân Yên

Thời gian Xếp loại

STT

Tên chợ, TTTM,

ST

Địa điểm Diện

tích Vốn dự kiến Tr.đ 2011- 2015 2016 - 2020 Chợ TTTM ST I Chợ 63.000 17.216 3 6 1 Tiến Sơn Hợp Đức 6.000 1.716 x 3 2 Quất Du Phúc Hòa 7.000 2.766 x 3 3 Cầu Xi Ngọc Châu 6.000 2.766 x 2 4 Ngọc Vân Ngọc Vân 8.000 3.536 x 2 5 Mả Ngò Việt Ngọc 8.000 3.516 x 3 6 Làng Đồng Ngọc Lý 8.000 2.916 x 2 7 Thễ Lan Giới 6.000 2.500 x 3

8 Bùi Cao Thượng 7.000 3.000 x 3

9 Cầm An Dương 7.000 2.500 x 3

II TTTM 16.000 42.400 0 2

1 Bỉ Ngọc Thiện 8.000 21.200 x 3

2 Tân Quang Nhã Nam 8.000 21.200 x 3

III Siêu thị 16.300 33.415

1 Đồng Ba Cao Thượng 8.300 17.015 3

2 Tân Quang Nhã Nam 8.000 16.400 3

Tổng 95.300 93.031

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 1986 đến năm 2010,chúng ta thấy cũng có những bước thăng trầm trong quá trình hoạt động của nó.

Trong thời kì trước năm 1975, trải qua một thời gian dài đất nước rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc, nhân dân li tán, kinh tế khó khăn, chiến tranh tàn phá nặng nề. Sau cuộc kháng chiến chống pháp ác liệt rồi đến sự bắn phá điên cuồng của Đế quốc Mĩ nhằm phá hoại hậu phương kháng chiến miền Bắc. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên vẫn không ngừng hoạt động và đóng góp không nhỏ vào việc lưu thông hàng hóa,thúc đẩy nền sản xuất phát triển, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại hai nước Đế quốc hùng mạnh là Pháp và Mĩ.

Sau khi đất nước thống nhất đến trước năm 1986, đất nước trải qua một thời kì thực hiện nền kinh tế tập trung bao cấp, thị trường bị thu hẹp, nền kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp. Trong bối cảnh ấy hoạt động của mạng lưới chợ bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách hạn chế của nhà nước. Hàng hóa được quy tụ vào trong các hợp tác xã, cửa hàng dịch vụ, người dân phải mua bằng chế độ tem phiếu, nhà nước kiểm soát gắt gao các mặt hàng, người dân không được tự do mua bán... tất cả các yếu tố đó đã làm cho hoạt động mua - bán của người dân trên địa bàn Tân Yên nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung bị mờ nhạt.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986, những chính sách hợp lý của nhà nước về thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế đã làm cho nền kinh tế cả nước bắt đầu có sự khởi sắc. Từ một nền kinh tế trong tình trạng khép kín, tự cung tự cấp, nay được thay bằng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở cửa có sự điều tiết của nhà nước như một luồng

gió mới thổi vào nền kinh tế đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và đi vào ổn định để đi lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính điều đó đã tác động lớn đến hoạt động thương nghiệp và mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên, dẫn đến sự ra đời của 5 chợ mới, hoạt động thường xuyên, hoạt động buôn bán sôi động hơn rất nhiều và các phiên họp diễn ra đều đặn trong tháng. Sự tăng lên về số lượng chợ và các phiên họp chợ đẫ phản ánh sự phát triển của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên, điều này đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện và những vùng lân cận, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế huyện Tân Yên nói riêng và cả nước nói chung.

Từ năm 1986 trở đi, nhất là vào những năm gần đây, ở huyện Tân Yên không chỉ tăng về số lượng chợ mà còn tăng cả về số lượng và chất lượng hàng hóa bày bán tại chợ. Hàng hóa trong các phiên chợ ngày càng phong phú, đa dạng, từ các loại hàng hóa thông thường phục vụ cuộc sống hàng ngày đến những loại hàng hóa cao cấp, từ hàng hóa thủ công, sản phẩm nông nghiệp do người dân trong huyện làm ra đến những mặt hàng nhập ngoại từ bên ngoài, làm cho thị trường càng thêm phong phú, đa dạng. Sự phát triển của các loại hàng hóa, số lượng các chợ trên địa bàn huyện đã tác động đến sự phát triển của mạng lưới chợ nông thôn. Các chợ đã có sự tác động, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau ngày càng chặt chẽ.

Chương 3

NHẬN XÉT: VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN – TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010) (Trang 69 - 75)